12 rào cản của chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chuyển đổi số là xu hướng của thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam nhiều doanh nghiệp còn lúng túng chọn thời điểm và lộ trình để chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình kinh doanh số. Nói đúng hơn, doanh nghiệp vẫn đang suy tính bài toán lãi lỗ (cost-benefit analysis), vẫn chưa chọn được "điểm rơi" để chuyển đổi số, vẫn chưa "đọc vị" được trận đấu trên lộ trình chuyển đổi số.

 

1. Trở ngại khi phải điều chỉnh mô hình kinh doanh

Điều chỉnh mô hình kinh doanh là một trong những thách thức khi thực hiện chuyển đổi số bởi nó này sẽ thay đổi cách thức hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, Doanh nghiệp cần thực hiện thay đổi từ mô hình truyền thống sang các mô hình kỹ thuật số. Đây là việc không hề dễ dàng nếu không thay đổi tư duy kinh doanh.

Để đạt được hiệu quả hoạt động, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng dữ liệu để tối đa hóa giá trị tài sản. Dữ liệu là động lực chính để tạo nên những nỗ lực chuyển đổi số, cung cấp thông tin chi tiết để Doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu quả hoạt động và thúc đẩy các dòng doanh thu mới. 

2. Thiếu kiến thức về xử lý dữ liệu số

Đây là yếu tố rất quan trọng gây nên nhiều khó khăn trong chuyển đổi số đối với các Doanh nghiệp. Một lượng lớn dữ liệu số được tạo ra sẽ giúp cho quá trình chuyển đổi số được thành công. Tuy nhiên điều này không hề đơn giản vì nó yêu cầu doanh nghiệp có hiểu biết sâu sắc cách xử lý dữ liệu về đối tượng mục tiêu của mình.

3. Cần liên tục phát triển các chiến lược về chuyển đổi số

Các sáng kiến số liên tục được tạo ra, thay đổi mọi khía cạnh của kinh doanh mà cách mà mọi người làm việc. Chính vì vậy, các Doanh nghiệp đang tập trung đầu tư nhiều hơn vào các chiến lược kỹ thuật số.

Để dẫn đầu trong xu hướng chuyển đổ số hiệu quả, các doanh nghiệp phải liên tục phát triển và cải tiến chiến lược chuyển đổi số phù hợp, nhằm đảm bảo quá trình này diễn ra thành công.

4. Mong chờ một giải pháp phần mềm quá hoàn hảo

Có một sự thật là, Không có giải pháp nào phù hợp với tất cả yêu cầu của doanh nghiệp về công năng hiệu quả và bảo mật công nghệ thông tin và ngân sách triển khai thực hiện.

Mong đợi một giải pháp hoàn hảo để giải quyết tất cả những khó khăn là một trong những thách thức của chuyển đổi số mà các doanh nghiệp cần phải vượt qua. Tuy có rất nhiều phần mềm quản lý doanh nghiệp nhưng rất ít phầm mềm có tính nắng lập trình thêm để đáp ứng các nhu cầu doanh nghiệp. Nhưng Online Office có ưu điểm được các doanh nghiệp đánh giá cao chính là lập trình theo nhu cầu của từng ngành nghề khách hàng.

Cần tránh tư duy "mua phần mềm về sử dụng đã là chuyển đổi số". Nếu không có quy trình vận hành khoa học, việc sử dụng phần mềm chỉ để sinh ra các loại báo cáo, những dữ liệu không chuẩn xác. Từ đó, doanh nghiệp tự sinh ra vòng lặp khó thể giải quyết.

5. SME không có nguồn tài chính lớn

Theo khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin (Vinasa), tỷ lệ các doanh nghiệp đang triển khai các hoạt động chuyển đổi số chiếm khoảng 15%. Trong đó, 99% SMEs gặp khó khăn về vốn, nên thường coi chuyển đổi số là "sân chơi" của những ông lớn. Khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện vào năm 2020 cũng cho thấy, chi phí ứng dụng công nghệ cao là rào cản số một của SMEs.  

Doanh nghiệp phải hiểu rõ những vấn đề của mình, cần giải quyết như thế nào. Doanh nghiệp phải có đầu bài và quy trình rõ ràng, sau đó làm việc với đối tác về chuyển đổi số để họ nắm và hiểu rõ các vấn đề của doanh nghiệp, từ đó đưa ra phương án phù hợp.

6. Phần mềm không phải là sản phẩm trên kệ


Theo đánh giá từ các doanh nghiệp đã từng triển khai phần mềm thì chi phí triển khai rất tốn kém, nhưng hiệu quả và tính năng thì rất ít. Khi triển khai phải mất 3-6 tháng mới thật sự hiệu quả và ổn định.  Đó là lý do vì sao doanh nghiệp cần đồng hành cùng nhà cung cấp, cần triển khai các hợp đồng bảo trì dài hạn để đội ngũ vận hành có đủ thời gian làm quen, phản hồi và nâng cấp theo đúng nhu cầu thực tế thay vì chạy theo nhu cầu thời thượng.

7. Thiếu nguồn nhân lực vận hành CNTT

Trong vấn đề tuyển dụng, bên cạnh những nhân viên có kỹ năng, phù hợp với văn hóa tổ chức, các công ty còn phải tìm kiếm những người am hiểu về kỹ thuật số, nắm bắt được các xu hướng mới nhất sẽ định hình tương lai như thế nào. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp thành công nhanh hơn trong quá trình chuyển đổi số.

8. Nhân viên không kịp thay đổi theo các phương pháp chuyển đổi số

Khi chuyển sang chuyển đổi số thì đòi hỏi khung kỹ năng và năng lực của nhân viên sẽ phải thay đổi để phù hợp với cách thức vận hành kinh doanh mới. Khi nguồn nhân lực non trẻ và thiếu những kỹ năng này, chưa bắt kịp được với xu hướng thì quá trình vận hành của mô hình chuyển đổi số sẽ thất bại. Từ đó dẫn đến thiếu nguồn nhân lực để thực thi.

Nhân sự cần thay đổi tư duy và cần được đào tạo, trau dồi những kỹ năng mới để có thể bắt kịp với xu hướng và sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

9. Sự phản đối của nhân viên bảo thủ

Việc phản đối các giải pháp mới của nhân sự cũng là một thách thức đáng kể trong quá trình chuyển đổi số của nhân viên. Một số nhân viên có thể cảm thấy bị đe dọa về việc làm của mình khi các công nghệ số mới được triển khai trong doanh nghiệp.

10. Trở ngại đến từ những tiến bộ đột phá về công nghệ

Ngày nay, các công nghệ kỹ thuật số không ngừng cải tiến và phát triển. Các doanh nghiệp cần phải thay thế các hệ thống cũ, nhường chỗ cho những giải pháp công nghệ mới hơn. Theo đó, các tổ chức cần phải xây dựng một kế hoạch cụ thể để cập nhật nhanh chóng các công nghệ hiện đại này.

Các lãnh đạo quan niệm rằng: Tự động hóa các công việc lặp lại trong cơ quan sẽ tốt hơn các quy trình "chạy bằng cơm" (từ lóng ám chỉ các công việc xử lý bằng tay có năng suất thấp). Tuy nhiên không phải nhân sự nào cũng ủng hộ như vậy vì điều này đồng nghĩa với tương lai và sự nghiệp bị ảnh hưởng.

Công nghệ kỹ thuật số trong các lĩnh vực như robot, trí tuệ nhân tạo và máy tính đã tạo ra nhiều thiết bị tăng năng suất lao động. Máy rút tiền tự động, thanh toán tự phục vụ và đặt hàng trực tuyến là tất cả những ví dụ về những mà tiến bộ công nghệ đột phá đã mang đến trong thập kỷ qua. 

11. Trở ngại từ văn hóa tổ chức

Việc nâng cấp các công cụ hay sử dụng công nghệ hiện đại là chưa đủ để doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp sai lầm khi  không chú tâm đến văn hóa công ty – yếu tố quan trọng có thể gây nên khó khăn trong chuyển đổi số.

Trên thực tế, chuyển đổi số không chỉ là về công nghệ. Đó cũng là khả năng tổ chức của bạn thích ứng với những thay đổi về kỹ thuật số. Cho dù Doanh nghiệp đã phát triển một chiến lược chuyển đổi số mạnh mẽ, việc quản lý sự thay đổi trong toàn tổ chức là yếu tố mà bạn cần tập trung hơn cả để quá trình chuyển đổi diễn ra thành công.

12. Hạn chế tư duy và tâm thế thay đổi của lãnh đạo

Hầu hết các lãnh đạo công ty đều không phải là người có kiến thức quá chuyên sâu về công nghệ vì vậy họ cần đến sự tư vấn của đội ngũ chuyên gia. Đây cũng chính là một trong những khó khăn thường gặp trong chuyển đổi số.

 




6 Digital Transformation Pain Points & How to Overcome Them?
If you are a decision-maker or entrepreneur, there is a chance that there are pain points associated with digital transformation. SMEs need to do something to eliminate or facilitate the work process and plan a roadmap for digital transformation so that there are no more pain points. We all have a common pain point in our industry that needs to be alleviated by digital transformation. The list is scary and goes on and on, but it’s all there.