"Ikigai" là gì? Ứng dụng Ikigai trong quản trị doanh nghiệp
Ikigai là gì? Ikigai có vai trò như thế nào trong đời sống? Để quản trị tốt doanh nghiệp thì cần ứng dụng ikigai như thế nào?

Ikigai là gì? Ikigai có vai trò như thế nào trong đời sống? Để quản trị tốt doanh nghiệp thì cần ứng dụng ikigai như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Trước khi đọc bài này, các bạn có thể tìm hiểu về chiến lược tương tự: "Chiến lược con nhím".

Gần đây bỗng nhiên xuất hiện một mô hình được gọi là ‘Ikigai’. Mô hình này mặc dù khá lạ đối với Việt Nam nhưng vẫn đang dần được chấp nhận và ngày càng phổ biến hơn khi được áp dụng vào các mô hình quản trị kinh doanh. Vậy Ikigai là gì? Có tác dụng và hiệu quả như thế nào? Hôm nay tôi và các bạn cùng tìm hiểu về chủ đề này nhé!

I. Ikigai là gì?

1. Khái niệm

Ikigai là một từ tiếng Nhật, được ghép từ ‘ikiru’ (sống) và ‘kai’ (thấy được hi vọng), dịch cơ bản của từ này này ra sẽ là “tìm kiếm mục đích sống” hay “lý do để bạn thức dậy mỗi sáng”. Theo nền văn hóa của Nhật Bản, người ta tin rằng mỗi con người được sinh ra và trưởng thành đều sở hữu một Ikigai riêng của họ. Việc tìm tòi và khám phá Ikigai của từng con người đòi hỏi một quá trình lâu dài và kiên trì, đồng thời nó trở thành triết lý sống của bản thân.


Triết lý Ikigai là gì? 

Vậy Ikigai là gì? Nó được dùng để chỉ về nguồn gốc giá trị cuộc sống của một con người. Hơn nữa, từ này còn nói về tinh thần và tâm linh, nói rằng con người dù có thất bại hay nghiệt ngã ra sao, nếu họ có một mục đích hay một ý chí, họ vẫn đang sở hữu Ikigai. Từ đó, Ikigai được cho rằng là một hành động bản năng, tự phát chứ không hề sắp đặt hay buộc bản thân người sở hữu phải tuân theo.

 

Khi thuật ngữ ‘Ikigai’ vượt ra ngoài phạm vi Nhật Bản, người phương Tây có thể trả lời câu hỏi Ikigai là gì? qua bốn lĩnh vực: sự yêu thích cá nhân, sự tài giỏi ở bản thân, sự cần thiết của bạn với xã hội, và nguồn thu nhập của bạn. Tuy nhiên, với người Nhật, Ikigai lại là một quá trình nhẹ nhàng để xây dựng và cân bằng cuộc sống, không liên quan gì đến tiền bạc hay công việc cá nhân.

2. Mô hình quản trị dựa trên Ikigai là gì?

Đây là một mô hình mà khi sử dụng, bạn sẽ tạo ra một môi trường để tìm hiểu và dần nghiệm ra được câu hỏi Ikigai là gì?, rồi nuôi dưỡng để nó trở nên lớn mạnh, có ích. Sau đây là những việc bạn cần làm để xây dựng môi trường này.


Cách sống Ikigai.

Hãy cứ làm điều bạn yêu: Cứ làm những việc khiến bạn thoải mái và vui vẻ. Có thể bạn không giỏi, nhưng nó có thể là tiền đề cho những công việc lớn hơn và những cơ hội tốt hơn cho sau này của bạn. Vậy nên đừng suy nghĩ quá nhiều mà cứ làm thôi.

Tận dụng điều bạn giỏi: Hãy thực hiện và phát triển những gì bạn giỏi, vì sao ấy à? Chẳng phải là vì bạn có tiềm năng sao? Hãy cứ tận dụng những thứ bạn có thể làm tốt để làm đòn bẩy cho Ikigai trong bạn có thể đâm chồi và phát triển theo cách của nó.

Làm điều đam mê: Khi bạn có thể vừa yêu thích lại vừa giỏi một công việc, thì có thể hiểu đấy chính là đam mê của bạn. Đôi khi đam mê của bạn hơi khác với mọi người, nhưng đừng ngại và hãy cứ theo đuổi. Vì bạn là người lựa chọn cách bạn sống, đừng để người ngoài ảnh hưởng đến nó.

 

Theo đuổi chuyên môn của bạn: Khi bạn đã có đam mê và đạt đến một trình độ nhất định, xã hội sẽ sẵn sàng trả tiền để bạn làm điều đó. Hãy cố gắng rèn luyện và kiên trì để có thể tiến lên cùng với  điều bạn có thể làm tốt nhất và yêu thích nhất.

Nhìn thấy tiềm năng: Khi đã vững chuyên môn, đã đến lúc bạn tìm kiếm và tận dụng những cơ hội xung quanh bạn. Điều này sẽ giúp bạn vừa được làm điều mình thích, vừa kiếm được cho mình một nguồn thu nhập ổn định, và giúp Ikigai của bạn phát triển rực rỡ.

II. Các bước tìm hiểu Ikigai của bạn

Khi các bạn đã hiểu rõ về khái niệm Ikigai, hẳn các bạn sẽ tò mò làm sao để tìm thấy và hiểu được Ikigai trong bản thân mình. Nhưng như đã nói ở trên, để tìm ra được Ikigai không phải cứ ngày một ngày hai là có, mà bạn phải từ từ và trải qua một quá trình lâu dài để xác định đúng và phát triển được nó, rồi dần dần cân bằng cuộc sống. Sau đây, tôi có thể gợi ý cho bạn năm bước cơ bản để phát hiện và nuôi dưỡng bản thân.

1. Đặt câu hỏi 

Hàng ngày, hãy đặt câu hỏi cho bản thân, về những thứ bạn thích, những thứ bạn giỏi, những thứ bạn muốn làm hay mức thu nhập đáng mơ ước của bản thân. Đừng ép mình phải trả lời ngay trong một lần hay trong một thời gian ngắn. Hãy cứ chậm rãi, thay đổi những câu hỏi và lắng nghe sự trả lời từ chính tâm hồn bạn. Ví dụ như, hằng ngày, mỗi buổi sáng thức dậy, hãy suy nghĩ trong vòng một phút và đặt câu hỏi cho bản thân như ‘ Hôm nay bạn muốn thay đổi như thế nào?’. Hãy suy nghĩ tích cực, rồi ghi chép lại những gì hiện lên trong đầu bạn lúc đó.

Bạn cũng có thể dựa vào những chủ đề khác để tự đặt câu hỏi. Đừng quá lo lắng nếu nó rời rạc và gãy gọn, qua một thời gian nhất định, bạn sẽ tìm được điểm chung và có thể tự mình tìm đến câu trả lời cho vấn đề Ikigai là gì thôi.

Còn nếu bạn cảm thấy những việc trên vẫn chưa đủ khách quan, hãy hỏi những người thân và bạn bè xung quanh bạn, có thể là công khai, có thể là qua một phần mềm ẩn danh nào đó. Cái nhìn của người khác sẽ luôn có những điểm khác biệt với cái nhìn chủ quan về chính bạn. Họ có thể nhận ra những đặc điểm nổi bật, những việc bạn giỏi hay đôi khi là những thứ bạn không được hoặc không giỏi trong cuộc sống. Đừng để những lời khen chê ảnh hưởng quá nhiều đến bạn, nhưng hãy rút kinh nghiệm từ những lời nói đó và thay đổi nhé.

2. Vẽ ra kế hoạch chi tiết

 

Hãy lập một kế hoạch. 

Khi đã xác định được Ikigai của mình, bạn hãy lập một kế hoạch để bắt đầu tìm hiểu nó. Bạn có thể dùng bất kỳ loại hình kế hoạch nào cho mình, có thể là một bảng thống kê chi tiết những gì bạn sẽ làm, hoặc đơn giản là nguệch ngoạc lên một quyển sổ và tích lên mỗi khi bạn hoàn thành xong một việc. Bạn không cần phải quá chi tiết hay khoa học khi lập những cái kế hoạch này đâu, vì bạn sẽ sai và sửa, rồi sai và lại sửa. Nếu bạn đã hiểu Ikigai là gì, bạn nên thử mọi cách để phát triển và hiểu sâu hơn về thứ đã tiềm tàng trong bạn bấy lâu nay. Đến cuối cùng, qua thời gian trải nghiệm, bạn sẽ có được một kế hoạch chi tiết nhất, có thể cân bằng cuộc sống hoàn hảo nhất và độc nhất, để dành cho chính bạn, và cũng chỉ mình bạn mà thôi.

3. Xem lại nếu cảm thấy đúng

Và, nếu đã có một bản kế hoạch hay một dự định hoàn hảo, đừng vội mừng. Bạn hãy thử dừng lại và xem xét tất cả mọi thứ bạn đã làm từ trước đến giờ về Ikigai’. Liệu câu trả lời cho Ikigai là gì đã đúng hay chưa? Liệu nó có đáng không? Liệu Ikigai có cân bằng cuộc sống của bạn và khiến nó ý nghĩa hơn không? Liệu nó có thay đổi bạn và làm bạn tích cực hơn chăng? 

Hãy xem lại. Vì chuyện gì cũng có thể sai sót cả. Cho dù bạn đã phát hiện ‘Ikigai’ của mình 30 năm trước hay mới gần đây thì cũng có thể, dù là nhỏ, bạn đã mắc một lỗi sai ở đâu đấy mà bạn không hề nhận ra. Việc này sẽ giúp bạn tìm ra và sửa chữa cái lỗi đấy, khiến cho quá trình phát triển ‘Ikigai’ mạch lạc, cùng rèn luyện cho bạn một ý chí sắt đá và sâu sắc hơn, đồng thời cân bằng cuộc sống của bạn tốt hơn. 

4. Kiểm tra thường xuyên

Trong quá trình xây dựng và nuôi dưỡng Ikigai, hãy thường xuyên kiểm tra để xác định rằng nó thật sự là thứ bạn đang tìm kiếm và xứng đáng để được nuôi dưỡng. Điều này có thể giúp bạn có những bước tiến mạnh mẽ cho bản thân, giúp bạn chỉnh sửa điều khiển con đường khám phá Ikigai là gì? của bạn đi đúng hướng.

Hãy trải nghiệm những thứ liên quan đến Ikigai của bạn. Bạn có thể yêu thích việc vẽ vời và cảm thấy mình có thể sống chết vì nó, hãy tham dự một cuộc thi nhỏ, để bắt đầu ấy mà, và vẽ với tất cả những gì bạn có. Bạn cũng có thể là một con nghiện công nghệ, và từng mong ước thành lập được một công ty phần mềm, hãy suy nghĩ, và thử tự tạo một phần mềm nhỏ nhỏ cho bản thân để xem nó có khiến bạn vui và thoải mái  hay không?

Vì, dù sao thì, Ikigai tồn tại cũng chính với mục đích giúp bạn hạnh phúc và tự tin hơn mà.

5. Xây dựng hệ thống hỗ trợ bạn

Nếu đã qua được bốn bước trên và bạn vẫn kiên nhẫn với ‘Ikigai’ của chính mình, hãy bắt đầu tạo dựng một cộng đồng có thể giúp đỡ bạn nhiều trong những vấn đề nuôi dưỡng nó.

Hãy tham gia các hội nhóm có những người nhiều kinh nghiệm hơn bạn, để làm quen và học hỏi những gì mà khi chỉ có một mình, bạn sẽ không bao giờ biết được. Cố đọc những quyển sách liên quan đến chuyên ngành bạn đang theo, để thu lượm những kiến thức của những người bạn chưa từng gặp được.

III. Những lưu ý khi xây dựng và tìm kiếm Ikigai cho bản thân

1. Cố gắng không phán xét về Ikigai của bạn

Đôi khi Ikigai của bạn có hơi lạ và không được gia đình hay xã hội ấn tượng cho lắm, ví dụ như ghép tăm tre hay viết lách chẳng hạn. Nhưng hãy cố gắng để có thể cân bằng cuộc sống của bạn với cả hai, đừng chú ý quá nhiều vào những gì người ngoài nói, và bạn phải cố gắng theo đuổi Ikigai nếu nó thật sự là nguồn hạnh phúc và thỏa mãn của bạn.

Hãy cứ để 'Ikigai' tự nhiên phát triển.

2. Không phải mọi khoảnh khắc trong ngày đều hạnh phúc

Ngay cả khi bạn đã có cho mình ‘Ikigai’, không có nghĩa là lúc nào bạn cũng sẽ hạnh phúc và vui vẻ. Dù là bạn chỉ là một kẻ nghiệp dư hay là một tay lão luyện đi chăng nữa thì đến một lúc nào đó, bạn vẫn sẽ phải đánh đổi và thỏa hiệp, nhất là trong một ngành phải đánh cược nhiều như quản trị doanh nghiệp. Bạn sẽ thất bại, sẽ bị chê bai, bị vùi dập hay buộc phải bỏ đi một thứ nào đó. Nhưng hãy nhớ rằng mọi công lao rồi cũng sẽ được đền đáp, cứ cố gắng rồi mọi thứ cũng sẽ qua.

3. Hãy để Ikigai của bạn làm một người hướng dẫn

Ikigai, mang nghĩa là ‘ý nghĩa cuộc sống của bạn’, là một thứ gì đấy đã nằm sâu trong tiềm thức của bạn và điều khiển bạn theo bản năng của nó. Khi có cơ hội, và bạn không biết phải làm gì, hãy thử im lặng, và chờ xem, Ikigai sẽ chỉ dẫn bạn đi đúng theo con đường bạn nên đi, nơi bạn nên tới, và việc bạn nên làm. 

IV. Các vấn đề phổ biến trong quy trình làm việc của các doanh nghiệp hiện nay

1. Trao quyền thiếu hiệu quả

Có thể thấy rõ vai trò của những người quản lý, hay những việc làm project manager khá mờ nhạt trong bộ máy công việc. Công việc của họ vẫn chịu sự chi phối phần lớn từ cấp trên, chứ không có quyền quyết định thay đổi phương thức hoạt động của nhóm họ đang quản lý hay những phần sai sót trong các bản kế hoạch được đưa xuống mà họ đáng lẽ nên có.

Điều này khiến công việc rập khuôn và không phát huy được vị trí của người quản lý, đồng thời làm giảm độ linh hoạt trong quá trình thực hiện vì phải trải qua nhiều thủ tục rối rắm, rườm rà. Lý do có thể đến từ cách người quản trị doanh nghiệp yếu kém hay người quản lý thật sự hời hợt và không có tâm. Nhưng dù là nguyên nhân gì thì nó vẫn mang lại một lỗ hổng rất lớn cho sự vận hành của một bộ máy cần sự hài hòa như một công ty.

2. Họp lắm, ‘hành’ nhiều

 Họp hành đang bị lạm dụng nhiều.

Nhiều người quản trị doanh nghiệp hiện nay lại quá lạm dụng những giờ họp tập trung, nhưng không có hiệu quả. Những cuộc họp này chủ yếu là nói dông nói dài về một vấn đề mà ai cũng hiểu, hoặc đôi khi chẳng có một mục đích cụ thể nào cả. Những lần họp như thế có thể khiến nhân viên cảm thấy mệt mỏi vì áp lực khi bị nói quá nhiều, ngoài ra còn khiến họ tốn thời gian vô bổ, không thể hoàn thành đúng lượng công việc được giao và buộc họ phải làm thêm giờ nếu không muốn bị phạt hay bị hạch sách khi không kịp hoàn thành dự án đúng dự tính.

Những điều trên vô hình chung làm họ thiếu kiên nhẫn, mất hứng thú vào công việc, không còn làm việc năng suất nữa. Về lâu về dài, điều này khiến nhân viên khó có thể cân bằng cuộc sống giữa việc làm và việc nhà, làm họ trở nên chán nản và dễ bỏ cuộc hơn rất nhiều.

3. Không tôn trọng ý kiến nhân viên

Nhiều nhà quản trị kinh doanh thật sự rất bảo thủ, độc đoán. Họ có thể không nghe những góp ý của nhân viên, lờ đi những gì mà những người làm cho họ đang cố truyền tải. Họ thậm chí có thể bắt nhân viên đi theo một đường lối đi cổ hủ và không chịu nhìn nhận những góc khuất hay các nguy cơ tiềm tàng của một dự án đầy lỗ hổng, khiến nhân viên chỉ có thể ấm ức làm theo. Thái độ này làm cho mối quan hệ giữa những người quản trị doanh nghiệp và những người dưới quyền họ ngày một xa cách và lạ lẫm hơn.  

Tính theo thời gian, chuyện này sẽ khiến các mối quan hệ trong không gian làm việc thêm nặng nề và có thể thấy rõ rằng cơ chế này hoạt động kém hiệu quả như thế nào. 

V. Dùng ‘Ikigai’ cải thiện những điểm yếu này như thế nào

Điểm chung của các vấn đề trên đều là do người nhân viên chưa hiểu được quyền hạn của mình, còn người sếp thì lại không nhìn thấy được tiềm năng và năng lực của nhân viên. Vì vậy, mô hình Ikigai hứa hẹn có thể giải quyết vấn đề này.

Khi áp dụng mô hình Ikigai, các nhà tuyển dụng hay người điều hành sẽ giúp nhân viên xác định Ikigai là gì? với 4 câu hỏi sau:

  • Điều bạn yêu (đam mê của bạn)
  • Điều thế giới muốn (sứ mệnh của bạn)
  • Điều bạn giỏi (khuynh hướng của bạn)
  • Điều bạn nhận được (nghề nghiệp của bạn)

 Áp dụng Ikigai để nhân viên có thể phát triển.

Qua các câu hỏi trên, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể biết được điểm mạnh điểm yếu của từng người, từ đó khoanh vùng và đưa ra các nhóm nhân viên có thể bù đắp và bổ trợ nhau theo cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, khi áp dụng mô hình này, nhân viên còn có cơ hội nói lên ý  kiến của mình, giúp quản lý nhìn được những điểm bất hợp lý trong quá trình công tác, để họ có thể sửa chữa và tạo nên một môi trường làm việc năng suất nhưng vẫn tạo được không khí thoải mái và dễ chịu, gắn bó sợi dây liên kết giữa sếp và nhân viên với nhau.

VI. Góc nhìn của một lãnh đạo doanh nghiệp cần thay đổi như thế nào?

Dưới góc độ là một nhà quản trị doanh nghiệp và là đầu tàu của một công ty, họ cần phải có một cái nhìn rõ hơn về mô hình Ikigai. Ngày nay nhiều công ty khi xếp mọi việc vào một khuôn mẫu đã giúp mọi việc an toàn hơn, nhưng cùng với đó, sự sáng tạo của nhân viên và sự linh hoạt của họ mai một dần vì không có thể hiện hay sử dụng, khiến cho công ty có tồn tại cũng chỉ khắc khoải, không có nhiều bước đột phá hay các bước tiến lớn. Những công ty kiểu cũ như vậy ngày nay đã sớm lép vế và không có chỗ đứng trong một xã hội đang ngày càng năng động và phát triển một cách nhanh chóng như hiện nay.

Để thực hiện mô hình này, người quản trị doanh nghiệp cần phải có được cách nhìn mới, cách xây dựng mới, các áp dụng những phương pháp thông minh hơn. Họ cần xây dựng một môi trường làm việc nơi mà nhân viên có tiếng nói, có quyền hạn của riêng bản thân và được tôn trọng, đồng thời tạo điều kiện để nhân viên có thể cân bằng cuộc sống của riêng họ, và còn tạo nên một môi trường để sức sáng tạo của nhân viên có chỗ thực hiện, tỏa sáng. Khi đó, người nhân viên sẽ tự tin hơn, thoải mái hơn, có thể tạo ra những bước tiến lớn hay các bước đột phá cho công ty, khiến công ty có tiếng nói hơn trong thị trường.

Đừng cố gắng thu hút những người giỏi chỉ nhờ lương cao, hãy cho họ thấy khi vào công ty của bạn họ sẽ được gì. Họ có được quyền tự do phát triển không? Họ có cảm thấy thoải mái và tin tưởng khi ở trong một tập thể như vậy không. Hãy cố gắng cân bằng cả 4 khía cạnh của Ikigai để có thể phát huy hiệu quả nhất tiềm năng của từng người trong công ty bạn đang nắm quyền. 

VII. Kết luận

Ikigai không những là một châm ngôn sống của người Nhật, mà ai cũng nên học hỏi và cố gắng tìm cho bản thân mình một lời giải thích về Ikigai là gì?. Ikigai còn là một mô hình kinh doanh khá mới mẻ và đã chứng minh được các hiệu quả nhất định của mình khi được các nhà quản trị doanh nghiệp áp dụng trong kinh tế thị trường hiện nay. Chúng ta nên học cách tiếp nhận và áp dụng Ikigai một cách thông minh để cân bằng cuộc sống, môi trường làm việc của từng cá nhân. Dù sao thì, mỗi con người cũng chỉ có một Ikigai, mà cũng chỉ có cơ hội để sống một lần mà thôi. Hãy làm sao đấy, để ta có thể tự hào , và không hối tiếc mỗi khi có cơ hội nhìn lại những gì ta đã trải qua. Chúc các bạn sớm tìm được Ikigai của cuộc đời mình.

 

Nguồn: 123job


Văn hóa Monozukuri giúp các công ty Nhật chuyển đổi số thành công như thế nào?