NGUỒN GỐC CỦA ĐỘNG LỰC
ĐỘNG LỰC chèo lái HÀNH VI – Daniel H. Pink

1. Nguồn gốc của thành tích tốt hơn (higher performace) không phải là phần thưởng hay hình phạt
2. Phần thưởng đôi khi giết chết sự sáng tạo. Bởi giải thưởng thường đi đôi với áp lực và cạnh tranh.


Theo Dan Pink , nguồn gốc thực sự của thành tích, hiệu quả làm việc bao gồm:

– Autonomy (tự trị): Làm việc hiệu quả nhất khi thấy mình kiểm soát được bản thân, kiểm soát được mọi thứ, và mọi người/việc đang vận động theo kế hoạch của bạn. Nhiều khi, bạn làm mọi thứ để bạn tin là mọi việc đang trong tầm kiểm soát của bạn… thành ra bạn có thói quen “trùm đầu” mọi người.

– Mastery (thành thạo/thành thực): “Ở lĩnh vực này mình có thể là ngôi sao, nhưng sang lĩnh vực khác, mình là con số 0”. Thử nghĩ xem, khi bạn là điểm 10 trong lĩnh vực A, sang lĩnh vực B, bạn là con số 0…hoàn toàn khác với việc bạn là con số 4 lĩnh vực A và sang lĩnh vực B bạn là con số 0. Cái gì cũng biết một chút, lĩnh vực nào cũng tranh luận được, đó không hẳn là người am hiểu sâu sắc. Ít nhất, việc mastery ở một lĩnh vực sẽ giúp chúng ta tư tin hơn vì “Okie, tôi đã làm được việc A, thì tôi cũng làm đươc việc B”.

– Purpose (Mục đích): Khát khao được giỏi hơn, tốt hơn. Ngày một già đi mà không giỏi lên thì đương nhiên là buồn. Khi ngắm nhìn môi trường công sở, được chứng kiến thực tế những người 10-20 năm làm việc (10-20 năm kinh nghiệm hoặc 1 năm kinh nghiệm và lặp lại 10-20 lần) không bằng một bạn mới ra trường mấy năm, động lực học hỏi và làm việc của các bạn sẽ thật tệ hại. Lúc đó trong mắt các ông chủ, bạn cần đưa vào danh sách "vắt chanh bỏ vỏ".

Dan Pink nói chưa hết? Vậy đâu là nguồn gốc của 3 yếu tố kia: Autonomy, Mastery, Purpose?


Vậy nguồn gốc đó là gì?



Đối với cá nhân chúng ta, thông qua quan sát mọi người và 100 lần tự vấn bản thân, thì nguồn gốc đó chính là “so sánh”. So sánh với người khác, so sánh với chính bản thân mình – Bản thân trong quá khứ, và hình ảnh bản thân trong tương lại.
– Minh hơn mình ngày hôm qua bao nhiêu, hơn 1 tháng/3 tháng/6 tháng/1 năm/2 năm trước bao nhiêu?
– Mình còn cách mục tiêu tương lai của mình bao nhiêu. Khoảng trống lớn bao nhiêu?

Với mình, so sánh kinh điển hơn là so sánh với người khác. Thế giới có khoảng 100 triệu cuốn sách self-help khuyên mọi người “đừng so sánh bạn với người khác”.

Không so sánh chẳng khác nào tự bịt mắt mình, trốn tránh thế giới xung quanh. Vấn đề là bấy lâu nay ai cũng đều chọn nhầm tiêu chí để so sánh.
– Không nên so sánh: xuất phát điểm, hoàn cảnh, điều kiện… tóm lại là những thứ cố mấy cũng không thể thay đổi được
– Nên so sánh: sự nỗ lưc, cố gắng, số kiến thức học được, số việc làm được, số thành tích đạt được, số kĩ năng đang sở hữu, số giờ làm việc, số thời gian phấn đấu…

Với cùng một sự thông minh, cùng mục tiêu.. cùng tất cả các yếu tối khác … người khác cố 10 mà bạn cố 2, thì bạn xác định là thua và đương nhiên bạn thất bại.


Đừng tự dỗ dành, đừng tự an ủi rằng hôm nay mình cố được 2 lần so với hôm qua, hoặc hôm nay mình giỏi hơn mình ngày hôm qua rồ... Đến một lúc nào đó bạn ngoảnh lại, người khác giỏi hơn người ta ngày hôm qua 5 lần. 

Cuộc sống là vậy, bạn phải chấp nhận và nhìn về phía trước và không ngừng tiền lên.



Đứng trên vai người khổng lồ
Nếu không thể đứng trên vai người khổng lồ, thì chí ít bạn cũng phải dựa vai những người khổng lồ.