End To End là gì? Vai trò và đặc điểm của quy trình đầu cuối
End To End là gì? Đặc điểm của End to End là gì? Ví dụ về End to End trong các lĩnh vực là gì?

End To End là gì? Đặc điểm của End to End là gì? Ví dụ về End to End trong các lĩnh vực là gì? Hãy cùng tham khảo ngay sau đây nhé.

End To End là gì?

End To End là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ một quy trình đầu cuối của các hệ thống hay phương pháp, dịch vụ nào đó. Chúng hầu như khép kín từ điểm đầu cho đến điểm kết thúc, loại bỏ càng nhiều giai đoạn trung gian càng tốt.

End-to-end mô tả qui trình mà một hệ thống hoặc dịch vụ hoạt động từ đầu đến cuối và cung cấp một giải pháp chức năng hoàn chỉnh, thường là không cần sự trợ giúp từ bên thứ ba.

Có thể hiểu nôm na rằng, End To End là sự sát cánh, liên tiếp với nhau giữa các bước, công đoạn. Đồng thời, những bước này đi liên tục và trơn tru không hề có sự xen vào của một yếu tố nào khác. Quy trình End To End mô tả quy trình mà một hệ thống hoặc dịch vụ hoạt động từ đầu đến cuối. Chúng cung cấp giải pháp chức năng hoàn chỉnh mà không cần đến bất cứ sự trợ giúp nào xen vào. Điều này giúp cho công việc trở nên trôi chảy, thuận lợi, ít gặp rắc rối và đỡ tốn kém vào những công đoạn không liên quan hơn.

End To End là thuật ngữ được dùng nhiều trong lĩnh vực kinh doanh, công nghệ thông tin và Marketing,…

Các khái niệm liên quan đến End To End

Sau khi tìm hiểu End To End là gì, chắc hẳn bạn sẽ liên tưởng đến nhiều khái niệm liên quan khác. Và, bạn cũng thắc mắc là chúng có giống nhau hay không, cụ thể sẽ có lời giải đáp dưới đây:

End To End Solution (E2ES)

End To End Solution được dùng nhiều trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Theo đó, chúng dùng để chỉ việc một nhà cung cấp về một chương trình ứng dụng, phần mềm nào đó và hệ thống này sẽ cung cấp luôn tất cả mọi phần mềm cũng như các yêu cầu phần cứng của khách hàng. Đương nhiên, quy trình này không có sự can thiệp của một nhà cung cấp nào khác. End To End Solution bao gồm luôn cả việc lắp đặt, tích hợp và thiết lập hệ thống hoàn chỉnh.

Odoo ERP là giải pháp End-to-end cho chuyển đổi số doanh nghiệpOdoo ERP là giải pháp End-to-end cho chuyển đổi số doanh nghiệp

Giải pháp E2ES mang đến một quy trình làm việc thông minh và hiệu quả, nhất là trong việc thiết lập một doanh nghiệp. Cụ thể các hệ thống sẽ được thiết lập loại bỏ nhiều yếu tố trung gian giúp đảm bảo chi phí tối thiểu, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp tốt hơn. Nhờ có End To End mà bạn hạn chế được đáng kể nhiều rắc rối, chi phí, nguồn lực và thời gian. Một dự án được xử lý bởi chỉ một nhà cung cấp từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc được xem là một giải pháp tuyệt vời và lý tưởng nhất hiện nay của ngành công nghệ thông tin.

End To End Testing (E2ET)

Kiểm thử phần mềm là giai đoạn quan trọng nhằm mục đích đảm bảo chất lượng phần mềm trước khi đưa ra thị trường. Sản phẩm chất lượng tốt sẽ mang lại sự hài lòng của khách hàng cũng như người dùng cho tạo ra sản phẩm. Và, để có thể làm được điều này người ta cần đến giải pháp đầu cuối Testing để loại bỏ thiếu sót ở mọi mức độ. Thuật ngữ End To End Testing được dùng như một phương pháp kiểm tra để xác định liệu việc thực hiện các ứng dụng có theo đúng yêu cầu hay không.

Quy trình đầu cuối End To End Testing được tiến hành sau khi hoàn thành giai đoạn kiểm tra chức năng và kiểm tra hệ thống trên mọi ứng dụng. Chúng giúp cho các sản phẩm sau khi làm ra tích hợp được với bất kỳ hệ thống con nào của nó. Đây cũng là cách để kiểm tra tất cả luồng của hệ thống từ đầu đến cuối.

End To End Encryption (E2EE)

End To End Encryption (E2EE) cũng là một thuật ngữ thuộc chuyên ngành Công nghệ thông tin. Chúng được dùng phổ biến như một phương pháp để đảm bảo dữ liệu được mã hóa thuận lợi. Mục đích của việc mã hóa này là để mã hóa dữ liệu và giải mã nó ở máy chủ cơ sở dữ liệu hoặc ở các ứng dụng.

End To End Encryption là giải pháp có thể giải quyết vấn đề bảo mật, đảm bảo dữ liệu không bị tiết lộ khi máy chủ bị xâm nhập. Có thể nói, nếu thực hiện được đầy đủ các thuật toán đáng tin cậy, End To End Encryption (E2EE) sẽ có thể cung cấp mức độ an toàn cao nhất của việc bảo vệ dữ liệu.

Khái niệm về End To End Service (E2ES)

Ký hiệu E2ES ra khỏi ngành công nghệ thông tin còn mang một ý nghĩa khác là End To End Service. Chúng được hiểu là một trong các loại tuyến vận tải của các hãng tàu Container hay còn được gọi là tuyến đầu nọ đầu kia. Đây là tuyến vận tải truyền thống và hoạt động qua lại giữa hai chuỗi hoặc hai nhóm cảng ở mỗi đầu khu vực khác nhau. Tuyến này áp dụng đơn giản là Container chỉ đi lại, chở hàng từ cảng nọ đến cảng kia là hoàn thành và ngược lại.

Ngoài ra, ngành cảng Container còn có các tuyến vận tải đa dạng khác như tuyến vòng quanh thế giới và tuyến quả lắc. Mỗi tuyến sẽ có những ký hiệu riêng biệt khác nhau để nêu lên đặc điểm của mình.

Trên đây là những chia sẻ về thuật ngữ End To End là gì. Thực tế, End To End còn mang nhiều nghĩa đa dạng hơn trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Ở đây chỉ nói về một số thuật ngữ dùng trong chuyên ngành. Hy vọng rằng, bài viết mang đến cho bạn nhiều thông tin quý giá và hữu ích.

Các ví dụ của quy trình End To End trong các lĩnh vực

Trong lĩnh vực kinh doanh

Trong lĩnh vực kinh doanh, quy trình End To End thường đề cập đến việc doanh nghiệp có thể nhìn trước một dự án xuyên suốt từ đầu đến cuối. Đồng thời, nó cung cấp mọi thứ thiết yếu để tạo nên một giải pháp khả thi nhất. Các công đoạn bắt đầu từ tìm nguồn cung ứng, đặt hàng nguyên liệu thô cho đến phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng cuối cùng… Tất cả đều được tổ chức một cách tổng quan về chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Ví dụ, họ có thể đưa ra được khoảng thời gian mà hàng hóa thành phẩm gửi đến khách hàng.

Trong lĩnh vực Logistics

Một ví dụ khác về quy trình End To End trong lĩnh vực hậu cần, quản lý kho, nơi các nhà cung cấp đảm nhiệm việc lưu trữ và phân phối hàng tồn kho. Với triết lý loại bỏ càng nhiều bước trung gian càng tốt, quy trình End To End này sẽ giúp nhân viên tối ưu hóa trong cách phân phối và giảm thiểu sự gián đoạn từ tắc nghẽn đường, sự cố xe và những điều tương tự.


Trong ngành dầu khí, giải pháp đầu cuối được áp dụng linh hoạt và hiệu quả về chi phí. Cụ thể, ngay từ lúc lập kế hoạch đặt hàng đến giám sát hàng tồn kho, tải và vận chuyển, cho đến giao hàng.

Trong lĩnh vực phần mềm

End To End này cũng được sử dụng phổ biến và thông dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Người ta cũng tuân thủ nguyên tắc loại bỏ càng nhiều lớp trung gian càng tốt để tối ưu hóa hiệu suất làm việc. Các nhà cung cấp đầu cuối thường xử lý tất cả phần cứng và phần mềm của hệ thống. Chúng bao gồm việc cài đặt, triển khai và bảo trì hệ thống từ giao diện máy tính cho đến lưu trữ dữ liệu khách hàng.

Khi một công ty thiết lập một hệ thống hoặc phần mềm mới, việc sử dụng quy trình end-to-end có thể mang lại lợi thế cạnh tranh và cải thiện kết quả tài chính. Nó cũng làm tăng giá trị cho hoạt động quản trị, quyền sở hữu và đo lường hiệu suất của một công ty.

Giải pháp đầu cuối trong kết nối dữ liệu (API Connect) giữa các máy chủ

API Connect: Ví dụ về giải pháp end-to-end. API trong giải pháp API Connect tại chỗ. Nó mô tả quy trình làm việc và làm nổi bật một số vai trò mặc định cho các tác vụ đã hoàn thành trong vòng đời API.

(1) Các yêu cầu tối thiểu đối với giải pháp API Connect tại chỗ bao gồm một máy chủ Quản lý để quản lý các API, một máy chủ Gateway để hướng lưu lượng truy cập API, một máy chủ Analytics để phân tích các API và một máy chủ để lưu trữ Cổng thông tin dành cho nhà phát triển. Với tư cách là Chủ sở hữu đám mây hoặc Quản trị viên đám mây, bạn tập hợp một tập hợp các máy chủ Quản lý, Phân tích, Cổng và Cổng thông tin nhà phát triển để tạo các cụm nhằm cân bằng tải và cô lập lưu lượng truy cập. Một cụm có một địa chỉ mạng duy nhất mà qua đó bạn có thể truy cập các khả năng của nó.

(2) Với cơ sở hạ tầng sẵn có, Người quản lý tổ chức và Chủ sở hữu tổ chức có thể quản lý các tổ chức của người dùng tạo API, ứng dụng của nhà cung cấp và Sản phẩm được liên kết. Người dùng thuộc một hoặc nhiều tổ chức nhà cung cấp và làm việc riêng lẻ hoặc tập thể trên các API hoặc ứng dụng của tổ chức đó. Các nhóm dự án, phòng ban và bộ phận công ty đều là ví dụ về các nhóm người dùng có thể là thành viên của cùng một tổ chức nhà cung cấp trong API Connect.

(3) Sau khi được xác định là người dùng trong tổ chức nhà cung cấp và được chỉ định quyền truy cập, Nhà phát triển API (người có thể được chỉ định nhiều hơn một vai trò) có thể thiết kế, phát triển và thử nghiệm các API, đồng thời liên kết chúng với các Kế hoạch và Sản phẩm. Với tư cách là Nhà phát triển API, bạn chỉ định cài đặt chính sách để hạn chế việc sử dụng các API mà Kế hoạch đưa ra. Bạn có thể xác định một chính sách hạn ngạch duy nhất áp dụng cho tất cả các tài nguyên API được truy cập thông qua Kế hoạch hoặc bạn có thể xác định các chính sách hạn ngạch riêng cho các tài nguyên API cụ thể.

(4) Để kiểm soát quyền truy cập vào các API đã sẵn sàng xuất bản và sẵn sàng đưa vào các ứng dụng, Người quản lý sản phẩm xác định và quản lý các tổ chức của người dùng sở hữu các ứng dụng của nhà phát triển và gọi các API đã xuất bản từ các ứng dụng này. Một tổ chức tiêu dùng được chỉ định một chủ sở hữu và có thể đại diện cho một đối tác kinh doanh hoặc một nhóm các nhà phát triển nội bộ hoặc bên ngoài. Các tổ chức tiêu dùng cũng có thể được nhóm lại thành các cộng đồng mà một hoặc nhiều API (trong các Kế hoạch và Sản phẩm có chứa chúng) có thể được xuất bản chung. Với tư cách là Người quản lý sản phẩm, bạn quản lý quyền truy cập vào các API, quản lý mối quan hệ giữa tổ chức nhà cung cấp và tổ chức người tiêu dùng, cung cấp hỗ trợ cho nhà phát triển ứng dụng khi cần và phân tích việc sử dụng API.

(5) Sau khi các API được tạo và kiểm tra thành công, Quản trị viên API xuất bản một hoặc nhiều Sản phẩm để hiển thị các API trên Cổng thông tin dành cho nhà phát triển để khám phá và sử dụng. Các API được bao gồm trong một Kế hoạch, có trong một Sản phẩm, trước khi được xuất bản và có thể được xuất bản cho một hoặc nhiều tổ chức tiêu dùng, do đó hạn chế khả năng hiển thị của API.

(6) Sau khi tổ chức người tiêu dùng được tạo, Chủ sở hữu tổ chức người tiêu dùng được chỉ định có thể mời những người dùng khác tham gia tổ chức người tiêu dùng để họ có thể truy cập Cổng thông tin dành cho nhà phát triển và sử dụng các API đã được cung cấp cho tổ chức người tiêu dùng. Chủ sở hữu tổ chức người tiêu dùng, hoặc người dùng khác có quyền truy cập liên quan, cũng có thể định cấu hình trang Cổng thông tin nhà phát triển. 

 



Mô hình Why, How, What là gì?
Cùng TIGO tìm hiểu về mô hình Why, How, What, hay còn gọi là mô hình vòng tròn vàng (The Golden Circle Model)