7 triết lý của Khổng Tử làm nền tảng cho con đường học vấn và sự nghiệp
Câu nói của người Nhật cổ: "Đừng sợ đi chậm. Hãy sợ đứng yên". Triết lý của Khổng Tử là một trong những nền tảng tạo nên ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa các nước phương Đông, tạo nên những cường quốc làm nên kỳ tích sau Thế chiến thứ 2 như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore...

Nếu muốn thành đại nghiệp, bạn hãy ngẫm thật kỹ, nhớ thật sâu những điều này.

Không quan trọng việc bạn đi chậm thế nào, miễn là đừng bao giờ dừng lại. (Be not afraid of going slowly. Be afraid of standing still)

Bởi vì cho dù bạn đi chậm đến đâu chăng nữa, chỉ cần bạn nỗ lực, thì bạn nhất định sẽ đến được nơi cần đến. Còn một khi bạn chọn dừng lại, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ không bao giờ tới đích.



1. Đừng bao giờ làm bạn với một người không tốt hơn mình.

Chúng ta thường có xu hướng trở nên giống với những người gần gũi với mình. Hãy chắc chắn rằng những người bạn của ta có những phẩm chất khiến ta ngưỡng mộ và thúc giục ta hoàn thiện bản thân.

2. Mỗi khi cơn tức giận nổi lên, hãy suy nghĩ về những hậu quả.

Người bình thường thì không làm chủ được nỗi sợ hãi và những cơn giận dữ. Chính vì vậy mà họ rơi vào những cảm xúc tiêu cực, cũng như rơi vào những hoàn cảnh tiêu cực. Nếu bạn muốn thoát khỏi vòng lặp lại như những người đó, hãy làm khác đi!

3. Những điều tốt đẹp luôn đi cùng với cái giá của chúng

“Thật dễ dàng để ghét và thật khó để có thể yêu. Đó là cách mà mọi thứ trong cuộc sống được sắp đặt để hoạt động. Những điều tốt đẹp luôn luôn khó đạt được, còn những điều xấu lại dễ dàng mắc phải”, theo Khổng Tử.

Việc chúng ta ghét một ai hay điều gì đó trong cuộc sống, hay cũng như việc chống đối, bào chữa… đều thật dễ dàng. Nhưng bạn có biết điều gì tạo nên động lực thật sự cho cuộc sống? Tha thứ, yêu thương và nỗ lực tối đa chính là chìa khóa cho tất cả.

4. Khi rõ ràng đó là những mục tiêu không thể đạt được, đừng điều chỉnh mục tiêu mà hãy điều chỉnh từng bước hành động.

Điều chỉnh mục tiêu chẳng khác nào đang bỏ cuộc, kể cả bạn chống chế thế nào đi chăng nữa, trong thâm tâm bạn cũng vẫn nhận ra rằng bạn đã chấp nhận bỏ cuộc. Nhưng điều chỉnh hành động lại nói lên rằng bạn vẫn đang sẵn sàng chiến đấu, với một ý chí kiên cường hơn.

5. Nếu bạn ghét một người, vậy thì bạn đang bị họ đánh bại

Hãy yêu thương họ, để những con người tội nghiệp ấy nhận ra rằng bạn chẳng dễ dàng bị đánh bại. Đã đến lúc mà bạn nhận ra, trên đời này, tình yêu thương cũng chính là một loại chiến lược, và chỉ có những người thông minh mới biết áp dụng chiến lược này mà thôi.

6. Hãy mài dũa công cụ của mình trước tiên.

“Những mong ước trong cuộc sống thành hay bại phụ thuộc vào sự chăm chỉ, tuy vậy một người thợ sẽ khiến công trình của mình trở nên hoàn hảo khi anh ta biết mài dũa công cụ của mình trước tiên”.

Khổng Tử đã nói: “Thành công phụ thuộc vào những sự chuẩn bị trước đó, và khi thiếu đi những sự chuẩn bị đó thì thất bại là điều khó tránh khỏi”. Bất kể bạn làm gì, nếu muốn đạt được thành công, điều trước tiên là phải chuẩn bị thật kỹ càng.

7. Phạm sai lầm ư? Không là gì cả

“Phạm phải sai lầm sẽ chẳng là gì cả trừ khi bạn tiếp tục nhớ về nó.”

Mắc sai lầm không thể coi như là một tội lỗi. Thực tế, nó lại là một cách tuyệt vời để hoàn thiện bản thân và thay đổi những khía cạnh con người bạn trong cuộc sống. Điều quan trọng đó là đừng để quá khứ chiếm lấy suy nghĩ của bạn.

Những gì người có địa vị cao tìm kiếm là ở bản thân mình; những gì người thấp bé tìm kiếm là ở những người khác

Những người ở đẳng cấp khác nhau thường có những cách hành động chẳng giống nhau. 
Hay nói cách khác, việc họ làm gì nói lên họ sẽ là ai trong cuộc đời này. Nào, thử nói xem, bạn sẽ là ai?

Sưu tầm



"Connect The Dots" – Kỹ Năng Thiết Yếu Trong Thời Công Nghiệp 4.0
Công nghiệp 4.0 lên ngôi có thể khiếp con người thất nghiệp chỉ trong vài năm. Đây là lúc bạn cần phát triển kỹ năng connect the dots ngăn chặn nguy cơ này.