Tư vấn Công nghệ thông tin là gì?
Để làm một nhà tư vấn thành công, chỉ chuyên môn thôi là chưa đủ. Bạn phải biết cách lắng nghe, nhận thức được vấn đề, đưa ra giải pháp, diễn đạt dễ hiểu và tương tác tốt với khách hàng. Có thể nói kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trọng bậc nhất với một nhà tư vấn.

Tư vấn là gì?

Tư vấn (consulting) là một ngành dịch vụ không có một định nghĩa cố định nào cả. Thị trường cho dịch vụ này cũng hết sức linh hoạt. Cùng với những thay đổi liên tục trong các hoạt động mua lại, sáp nhập cũng như mở rộng lĩnh vực kinh doanh, nhu cầu cho dịch vụ tư vấn cũng khó đoán trước được, giống như là thị trường chứng khoán vậy. Thuật ngữ "consulting" có thể có rất nhiều nghĩa, tựu chung lại một ý tưởng chính là đưa ra các lời khuyên về nghiệp vụ. Công ty tư vấn sẽ "tư vấn" một doanh nghiệp theo đúng cách mà một người đưa ra lời khuyên cho bạn bè hay người thân lúc cấp thiết (nghĩa là thời gian quá ít để lên mạng tìm kiếm thông tin trợ giúp). Với biển thông tin mênh mông như vậy, bạn sẽ không thể đưa ra quyết định chỉ sau vài ngày thậm chí vài tháng, vài năm. 

Nhìn sự việc theo lăng kính đó mới thấy tầm quan trọng của tư vấn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Tuy vậy hầu hết mọi người đều nhận thức rất mờ nhạt về công việc và trách nhiệm thực sự của cái gọi là "tư vấn". Những thuật ngữ như "quản lý chiến lược", "quản lý quy trình", "quản lý thay đổi"... có vẻ như chỉ có ý nghĩa với những người trực tiếp liên quan tới chúng.

Tư vấn Công nghệ thông tin

Tư vấn Công nghệ thông tin là dự án tư vấn hướng tới thiết kế các giải pháp phần mềm hoặc hệ thống, kiểm tra tính tương thích của hệ thống và đảm bảo rằng hệ thống mới được vận hành trơn tru. Hầu hết các nhà tư vấn về CNTT đều có các kỹ năng kỹ thuật thành thạo cùng tư duy phân tích và thiết kế (BA) vượt trội. Hơn thế nữa họ còn có kỹ năng tổ chức và điều hành đội ngũ triển khai. Các giải pháp CNTT  cần phải được triển khai như là một bộ phận không thể thiếu được trong một tổng thể giải pháp kinh doanh. Mặt khác, nếu các giải pháp này không phát huy hiệu quả, các nhà tư vấn CNTT  và trưởng phòng CNTT  chắc chắn phải chịu sự khiển trách nặng nề từ phía lãnh đạo về việc tiêu phí tiền bạc.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ mạnh mẽ trên thế giới, CNTT là công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công, thúc đẩy tăng trưởng và đột phá trong hoạt động kinh doanh.

Để một doanh nghiệp, tổ chức hoạt động hiệu quả, đảm bảo tối ưu năng suất, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều hành và quản lý, cơ sở hạ tầng CNTT và phần mềm hỗ trợ phải đủ mạnh, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp trong cả chiến lược ngắn hạn và dài hạn.

Với kinh nghiệm tư vấn CNTT và triển khai ERP cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam, TIGO Solutions cam kết mang đến cho các doanh nghiệp giải pháp CNTT hiện đại, tiêu chuẩn, an toàn. Với việc liên tục cải tiến, áp dụng các công nghệ mới nhất, các doanh nghiệp/tổ chức sẽ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng giải pháp CNTT hiệu quả với chi phí đầu tư thấp nhất.

Các tên tuổi như Accenture, American Management Systems, Computer Sciences Corporation là các công ty hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn IT. Các công việc tư vấn của họ hết sức đa dạng: từ việc triển khai một giải pháp quản lý doanh nghiệp tổng thể tới việc xây dựng hệ thống bảo mật cho toàn bộ một mạng lưới phân phối, giải quyết các vấn đề phát sinh khi cài đặt các ứng dụng phần mềm của SAP hay Oracle...

Tư vấn Quản trị CNTT


Quản trị CNTT là trách nhiệm của ban giám đốc và quản lý điều hành. Quản trị CNTT đang là một phần không thể thiếu trong quản trị doanh nghiệp bao gồm yếu tố lãnh đạo, tổ chức và quy trình quản trị nhằm đảm bảo rằng CNTT duy trì và mở rộng các chiến lược và mục tiêu của tổ chức.

Quản trị CNTT sẽ tập trung vào các chiến lược, cấu trúc và quy trình, và các tiêu chuẩn.

Dịch vụ tư vấn quản trị CNTT của TIGO Solutions sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đặt nền tảng về cấu trúc quản trị CNTT, các quy trình và tiêu chuẩn – nhằm quản lý, kiểm soát và theo dõi CNTT trong hoạt động kinh doanh.

Các dịch vụ tư vấn CNTT

TIGO Solutions mang đến cho các doanh nghiệp/tổ chức các dịch vụ tư vấn CNTT chất lượng, tối ưu về chi phí và hiệu quả triển khai, được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam ứng dụng hiệu quả, phục vụ công tác quản lý và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh:

1. Tư vấn hạ tầng CNTT

  •  Khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thống CNTT tổng thể;
  •  Tư vấn giải pháp xây dựng mới hoặc nâng cấp hệ thống CNTT hiện tại với lộ trình cụ thể, dự toán chi phí, giới thiệu các nhà cung cấp hạ tầng uy tín theo tiêu chuẩn;
  •  Tư vấn thiết kế hệ thống hạ tầng CNTT, bao gồm hệ thống mạng, cấu hình server, kết nối LAN, WAN, Internet, Web hosting, mail, các thiết bị trong hệ thống mạng;
  •  Tư vấn giải pháp tăng cường bảo mật;
  •  Tư vấn xây dựng hệ thống có thể tích hợp với các giải pháp phần mềm đang có sẵn hoặc dự định triển khai, phục vụ công tác điều hành và quản lý doanh nghiệp;
  •  Tư vấn bảo trì, bảo hành theo giai đoạn;

2. Tư vấn phần mềm ERP

  •  Khảo sát thực trạng CNTT của doanh nghiệp;
  • Xem xét lại hoạt động quản lý, tổ chức, kinh doanh của doanh nghiệp để xác định được đâu là điểm tốt và điểm chưa tốt cần cải tiến, đổi mới.
  • Phân tích nỗi đau (pain points) trong vận hành các phần mềm doanh nghiệp.
  • Tổ chức cuộc họp với ban lãnh đạo công ty để đánh giá các nhà cung cấp, từ đó hình thành nên một bộ tiêu chí để dễ dàng lựa chọn (giá, tính năng, công nghệ…).
  • Đánh giá, đề xuất giải pháp phần mềm ERP phù hợp, đảm bảo hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh, tối ưu chi phí, nguồn lực;
  • Tư vấn xây dựng, cải tiến bộ quy trình theo chuẩn ISO 9001:2000;
  • Xây dựng lộ trình, ngân sách phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp và tương thích với chiến lược kinh doanh theo từng giai đoạn cụ thể;
  • Hỗ trợ triển khai phần mềm ERP theo nhu cầu doanh nghiệp: bao gồm khởi tạo dữ liệu ban đầu, đào tạo người dùng, hỗ trợ sử dụng;

Doanh nghiệp cần chú ý gì khi được tư vấn triển khai ERP?

  • Nhà cung cấp ERP báo giá quá thấp, thời gian thực hiện ngắn hay đưa ra kế hoạch phân bổ nguồn lực không rõ ràng thì nên xem xét lại.

  • Nếu doanh nghiệp của bạn chưa chuẩn hóa cơ sở hạ tầng mà đã vội tổ chức triển khai ERP thì khả năng thất bại rất cao.

  • Triển khai ERP nên chia thành nhiều giai đoạn thực hiện để dễ dàng kiểm soát và quản lý.

  • Kế hoạch cần ưu tiên xử lý những nghiệp vụ phát sinh thường xuyên trước sẽ mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn.

  • Quá trình thực hiện cần sự phối hợp của các phòng ban, đặc biệt là những vị trí cấp cao để giúp giải quyết các bất đồng và thúc đẩy quá trình làm việc nhanh hơn.

Kết luận

Đưa ra các các giải pháp là một thách thức, không phải vì quá ít giải pháp. Các nhà tư vấn chuyên nghiệp không bao giờ thiếu các giải pháp, song áp dụng trong một môi trường doanh nghiệp có thể là một cuộc đấu tranh lớn với các trở ngại về chính trị cũng như chính sách hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, cốt lõi của nghề tư vấn là phải vượt qua được các rào cản trong doanh nghiệp, xóa bỏ sức ì để rồi thâm nhập hoàn toàn vào tổ chức của họ mà “trị bệnh” (gãi đúng chỗ ngứa). 


Hiện tượng Gold plating (mạ vàng) là gì? Tại sao có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng dự án?
Gold Plating là làm dư thừa, làm cái mà khách hàng không yêu cầu, làm những thứ ngoài phạm vi (scope) dự án. Khi phần vượt lớn hơn phần phải có (trong phạm vi) thì dẫn đến một loạt các sụp đổ (công việc, chất lượng, tiến độ...).