Thỏa thuận cấp phép người dùng cuối (EULA) là gì?
Thỏa thuận cấp phép người dùng cuối hoặc EULA (/ˈjuːlə/) là hợp đồng pháp lý giữa nhà cung cấp phần mềm và khách hàng hoặc người dùng cuối, thường được cung cấp cho khách hàng thông qua nhà bán lẻ đóng vai trò trung gian. EULA chỉ định chi tiết các quyền và hạn chế áp dụng cho việc sử dụng phần mềm.

Thỏa thuận cấp phép người dùng cuối hay end-user license agreement – EULA là một thỏa thuận pháp lý được ký kết giữa hai bên là nhà phát triển hoặc cung cấp phần mềm và người dùng phần mềm. Các điều khoản và điều kiện (Terms and Conditions) có thể bao trùm nhiều vấn đề với một phạm vi rộng hơn như thời hạn thanh toán, chính sách quyền riêng tư, cung cấp dịch vụ cho bên thứ ba, giải quyết tranh chấp và đôi khi chứa cả EULA. Trong khi đó, EULA chỉ tập trung vào thỏa thuận trao quyền sử dụng phần mềm cho người dùng và bao hàm các vấn đề liên quan đến cấp phép phần mềm và các vấn đề xoay quanh như giới hạn sử dụng phần mềm hay thời gian sử dụng phần mềm.

Thỏa thuận cấp phép người dùng cuối hoặc EULA là hợp đồng pháp lý giữa nhà cung cấp phần mềm và khách hàng hoặc người dùng cuối

Một ví dụ đơn giản để có thể hiểu rõ hơn Thoản thuận cấp phép người dùng cuối chính là khi người dùng tải ứng dụng hoặc phần mềm xuống, trước khi chính thức được cài đặt, một Thỏa thuận cấp phép người dùng cuối sẽ xuất hiện để người dùng hiểu được các quyền và nghĩa vụ đối với phần mềm cũng như đối với nhà cung cấp cấp khi sử dụng. Hình thức này còn được gọi với nhiều tên khác nhau như Thỏa thuận cấp phép (License Agreement), Thỏa thuận cấp phép phần mềm (Software License Agreement), … EULA được các nhà cung cấp/phát triển phần mềm đưa vào bộ cài đặt phần mềm hoặc các tài liệu đi kèm để nêu rõ các điều khỏan khi người dùng cài đặt và sử dụng.

Bản chất của EULA là gì?

EULA chính là một cam kết mà nhà phát triển hoặc nhà cung cấp phần mềm soạn sẵn đưa ra cho người dùng để khi họ tải về hay cài đặt phải tuân thủ nhằm đảm bảo quyền lợi đối với người phát triển hoặc người cung cấp phần mềm đó. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc kể từ thời điểm chủ thể đồng ý với EULA, chủ thể đó sẽ là chủ sở hữu của phần mềm đó mà thực chất, khi đồng ý với EULA được đưa ra, chủ thể sẽ có quyền sử dụng hợp pháp với phần mềm đó. Để hiểu rõ hơn về phân tích trên, có thể xem xét đến các điều khoản trong thỏa thuận này.

EULA chỉ áp dụng đối với (1) các ứng dụng tại chỗ (desktop app) và (2) các ứng dụng mobile. EULA không áp dụng đối với các phần mềm Web hoặc các ứng dụng hệ sinh thái nhiều phần mềm.

Đầu tiên đó là điều khoản “Cấp phép” (License granting), đây là điều khoản tiên quyết của thỏa thuận này khi nêu rõ người dùng sẽ được cấp quyền sử dụng phần mềm. Thứ hai, điều khoản “Giới hạn sử dụng”, đây cũng là một điều khoản rất quan trọng trong EULA vì một khi đã tải về, người dùng sẽ dùng phần mềm vào nhiều mục đích bao gồm cả hợp pháp và bất hợp pháp có thể gây ảnh hưởng đến nhà cung cấp, phát triển phần mềm hoặc một bên thứ ba. Do vậy mà điều khoản này sẽ quy định rất chi tiết về các hành vi mà người dùng không được phép thực hiện trong quá trình sử dụng phần mềm. Thứ ba, điều khoản liên quan đến quan đến “Quyền sở hữu trí tuệ”, đây là một điều khoản khá phổ biến trong hầu hết các loại thỏa thuận khi hiện nay các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là phần mềm rất dễ bị xâm phạm. Ngoài ra, còn có các điều khoản khác như “cập nhật phần mềm, bảo trì và hỗ trợ kỹ thuật, từ chối bảo hành, giới hạn trách nhiệm, pháp luật điều chỉnh, …” trong tùy từng trường hợp và mục đích của người soạn thảo thỏa thuận mà có thể lựa chọn các điều khoản sao cho phù hợp.

EULA để làm gì?

EULA là Thỏa thuận, là Cam kết mà khách hàng, người dùng cần tuân thủ khi mua, tải về hay cài đặt, sử dụng trước Nhà sản xuất/ xuất bản phần mềm được Pháp luật bảo vệ.

Điểm quan trọng là Phần mềm được cấp giấy phép, chứ không bán. Do đó, khi bạn đi mua Phần mềm bản quyền, thực chất, phải gọi chính xác là Mua giấy phép bản quyền phần mềm (software license).

Ví dụ, bạn mua Windows 10, bạn mua Microsoft Office, là bạn đang mua GIẤY PHÉP BẢN QUYỀN phần mềm này. Bạn mua QUYỀN được sử dụng hợp pháp phần mềm này. Không phải bạn SỞ HỮU Windows 10 hay Microsoft Office. Đó là tài sản của Microsoft.

Mỗi sản phẩm được nhà sản xuất/ xuất bản, tương ứng với các chức năng khác nhau (nhưng đồng nhất trong cùng 1 version ở bất kỳ đâu trên thế giới) và do đó, bạn cần kiểm tra kỹ giấy phép của mình:

  • Đối tượng sử dụng: Cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ, giáo dục, phi lợi nhuận, phi chính phủ, từ thiện, sức khoẻ.
  • Vị trí địa lý: Giấy phép ở mỗi khu vực và quốc gia có thể khác nhau, có thể có cùng 1 tên gọi sản phẩm nhưng bản quyền cho khu vực Bắc Mỹ và Châu Á có thể không thể kích hoạt cho cùng một bộ cài sản phẩm đó.
  • Loại bản quyền: Vĩnh viễn hay thuê bao.
  • Giới hạn số lượng: Bao nhiêu thiết bị được phép cài đặt trên mỗi giấy phép.
  • Hình thức cấp phép: Ví dụ OEM, FPP, ESD, Volume License OLP
  • Microsoft không bán phần mềm, mà bán giấy phép sử dụng phần mềm. Phần mềm Microsoft được bảo vệ như là tài sản trí tuệ và giấy phép sẽ cung cấp quyền cũng như các điều kiện sử dụng cho người dùng  Giấy phép Phần mềm là quyền hợp pháp để cài đặt, sử dụng, truy cập, hiển thị, chạy hoặc tương tác với một chương trình phần mềm. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng và tối ưu chi phí cho người dùng, Microsoft cung cấp các hình thức cấp phép đa dạng.
  • Hình thức mua: Mới, gia hạn, nâng cấp, mua thêm.
  • Áp dụng thuế: Cho đến 2019, bản quyền phần mềm được miễn thuế GTGT (X).

Khác nhau giữa EULA và Terms & Conditions

Thỏa thuận EULA mang lại cho người dùng quyền được sử dụng phần mềm.

Điều khoản sử dụng (Terms and Conditions) bao trùm nhiều mục tiêu hơn. Thỏa thuận này có phạm vi rộng hơn, người dùng có quyền được biết họ được phép như thế nào với ứng dụng, và điều họ mong đợi từ nhà phát triển là gì.



Khác nhau cơ bản: EULA quy định người dùng cuối được phép và không được phép làm gì với phần mềm của bạn. Đối với Terms & Conditions, thỏa thuận xác định dịch vụ nào được cung cấp cho người dùng cuối, và ngược lại người dùng cuối phải làm những gì để đổi lại được sử dụng dịch vụ, tương tự như dạng đàm phán win-win cho cả 2 bên.

Kết Luận

EULA là một thỏa thuận rất quan trọng, luôn đi kèm cùng với các phần mềm để hướng dẫn người dùng sử dụng và bảo vệ quyền lợi của người phát triển và người cung cấp phần mềm, tuỳ theo yêu cầu cần dự trù các trường hợp xảy ra để tránh xảy ra các tranh chấp hay thiệt hại đối với các bên.



Phần mềm bản quyền là gì? Phân biệt bản quyền sản phẩm và bản quyền mã nguồn?
Phần mềm sở hữu độc quyền đi kèm giấy phép chủ yếu hạn chế quyền của người sử dụng, trong khi phần mềm tự do, phần mềm tự do nguồn mở và phần mềm nguồn mở thì đi kèm các giấy phép nhằm đảm bảo quyền của người sử dụng và hy sinh một số quyền của các tác giả viết ra nó.