Các sai lầm trong kỹ năng xây dựng kế hoạch
Kỹ năng đặt mục tiêu và lập kế hoạch sẽ giúp bạn quản lý thời gian, chuẩn bị tất cả đầu công việc, đồng thời cũng giúp bạn có tư duy hoạch định chiến lược tốt hơn. Tuy vậy, dù cho bạn có tầm nhìn rất xa, hay hoạch định rất kỹ thì đôi khi vẫn bỏ sót những tiểu tiết quan trọng.


Kế hoạch phi thực tế, không phù hợp với khả năng

Kế hoạch vạch ra những yêu cầu quá cao so với khả năng, nguồn lực có thể khiến các cá nhân mất hết động lực để thực hiện, bởi sự cố gắng mỗi ngày không được đền đáp.

Hãy bắt đầu bằng một kế hoạch có tính thực tế, tức là vẫn có tính thách thức nhưng vẫn nằm trong khả năng có thể thực hiện. Đặt ra các mục tiêu nhỏ, theo các khoảng thời gian ngắn để tiện theo dõi tiến độ cũng như xác định những điểm cần cải thiện.

Lập kế hoạch quá chung chung

Xây dựng một bản kế hoạch chung chung, sơ sài sẽ cản trở quá trình thực hiện một dự án, điều này dễ khiến mỗi người rơi vào tình trạng rối ren, chồng chéo, hoang mang trong quá trình giải quyết vấn đề.

Lập kế hoạch thiếu rõ ràng cũng dẫn đến việc phân bổ thời gian, chi phí, nguồn nhân lực không hợp lý, giảm năng suất và làm chậm tiến độ. Do đó, việc xây dựng một kế hoạch chi tiết, chỉn chu góp phần quan trọng vào quá trình hoàn thành công việc.

Đánh giá sai khả năng ban đầu - Điểm mù của lập kế hoạch

Bạn sẽ chọn mục tiêu quá sức hoặc phí sức (điểm mù của tính thực tế) ; sự không phù hợp này sẽ dẫn đến 2 hậu quả: không khả thi hoặc không tối ưu. Đánh giá sai về đối tượng tiềm năng (điểm mù của tính hiệu quả): bạn sẽ đổ toàn bộ nguồn lực vào sai nơi tiêu thụ, thì không thể nào mang lại kết quả như mong muốn.

Mục tiêu “lan man”

Nguồn lực là thứ có hạn, nếu bạn đặt quá nhiều mục tiêu thì buộc phải phân tán nguồn lực, việc này dẫn đến tình trạng mất tập trung và ít đầu tư cho những điểm mấu chốt có ý nghĩa thực sự. Bên cạnh việc sàng lọc mục tiêu, bạn cũng cần biết cách phân loại chúng theo thứ tự ưu tiên, để tạo ra dòng chảy công việc được tối đa và toàn diện.

Mục tiêu của “người khác”

Hãy nhớ rằng mục tiêu nên được thiết lập dựa trên cơ sở của sự nghiên cứu; giá trị mong muốn cân bằng với năng lực thực tế và chiến lược tổng thể; đảm bảo có thể thực hiện và đo lường. Chứ không nên theo hướng, theo sự “muốn” của một cá nhân hay “chấp vá” và “bắt chước” của người khác; bất chấp sự phù hợp. Nếu chỉ nhằm vào mục đích muốn đạt được như người khác, bạn sẽ mắc sai lầm tròng đặt mục tiêu ngay.

Chỉ hướng đến kết quả mà coi nhẹ quá trình thực hiện

Quá trình thực hiện quyết định phần lớn trong việc kế hoạch đó có thành công hay không. Do đó, đừng chỉ suy nghĩ và tìm mọi cách để đạt được kết quả một cách nhanh nhất mà coi nhẹ quá trình. Một quá trình thực hiện bài bản chắc chắn sẽ tạo ra kết quả tốt và bền vững hơn.

Không phân bổ thời gian đúng cách

Việc phân bổ thời gian cho từng nhiệm vụ, hoạt động trong dự án là rất quan trọng. Nếu không phân bổ đúng cách, có thể dẫn đến việc không thể hoàn thành các hoạt động trong thời gian được đề ra.

Không thường xuyên cập nhật kế hoạch

Kế hoạch nên được theo dõi và cập nhật liên tục để phù hợp với tình hình hiện tại. Đặc biệt là trong những kế hoạch dài hạn, khi không được cập nhật định kỳ thì kế hoạch chắc chắn sẽ trở nên lỗi thời và không mang lại hiệu quả tốt nhất.

Không chuẩn bị cho các phương án dự phòng

Nếu những rủi ro tiềm ẩn không được đánh giá đầy đủ, sẽ dẫn đến việc không có phương án dự phòng hoặc không có kế hoạch hành động khi rủi ro xảy ra.


Project Scope là gì?
Thuật ngữ Project scope được hiểu là phạm vi dự án, cụm từ này được ghép bởi từ “project” có nghĩa là dự án và “scope” có nghĩa là phạm vi. Phạm vi dự án là một trong bước rất quan trọng để có thể hướng đến hiệu quả của dự án.