Quản trị rủi ro nhìn từ sự thật phía sau thực đơn 100 món mỗi bữa của Từ Hy thái hậu
Mở rộng kinh doanh để giảm rủi ro thiệt hại, phái nhân viên cấp dưới đối mặt với một thương vụ đầy rủi ro để thăm dò... Đó chính là bí quyết từ câu chuyện Từ Hy Thái Hậu luôn yêu cầu 100 bữa ăn mỗi ngày.

Vị thái hậu quyền lực bậc nhất của Thanh triều này khiến hậu thế sửng sốt với thực đơn hơn 100 món ăn trong mỗi bữa ăn…

Không chỉ là người phụ nữ quyền lực nổi tiếng của triều đại phong kiến Trung Quốc, xung quanh Hoàng hậu Từ Hy còn rất nhiều giai thoại khiến hậu thế quan tâm và bàn luận. Một trong số đó là nhu cầu ẩm thực thể hiện lối sống xa hoa bậc nhất đã trở thành chủ đề hấp dẫn khiến người đời tò mò và kinh sợ.

Bữa chính 100 món, bữa phụ 50 món

Thời Từ Hy thái hậu, gian bếp riêng của bà là nơi tập trung những vị đầu bếp giỏi nhất Trung Hoa thời điểm đó. Đây cũng là nơi được cung cấp nguyên liệu hàng cực phẩm từ khắp nơi gửi về để tạo ra vô số món ngon với nhiều cách chế biến cầu kỳ.

Sử sách ghi lại, mỗi ngày, người phụ nữ quyền lực này sẽ có 2 bữa ăn chính với hơn 100 món chế biến công phu, 2 bữa ăn nhẹ từ 40 – 50 món. Thời gian biểu của bà được sắp xếp rất cầu kỳ, trong đó coi trọng nhất bữa sáng.

Sức ăn 1 người không thể nào ăn hết được chừng ấy món. Cho dù với mỗi món, Từ Hy chỉ thử 1 miếng cũng “khó lòng” mà thử hết được. Vậy tại sao Từ Hy lại lãng phí đồ ăn đến vậy?

Hình thức thể hiện thân phận cao quý

Lý do đầu tiên là do lối sống xa xỉ của chính Từ Hy thái hậu. Không chỉ riêng vấn đề ăn uống, đối với bất cứ phương diện nào trong cuộc sống, bà cũng đều rất hoang phí.

Và đối với 1 người như Từ Hy, việc làm này không hẳn là lãng phí mà là 1 hình thức để thể hiện thân phận cao quý của mình.

Khó hạ độc vào trong đồ ăn

Lý do thứ 2, và cũng là nguyên nhân chủ yếu. Đó chính là cách để Từ Hy tự bảo vệ an toàn cho tính mạng của mình.

Thân là nhân vật đứng trên vạn người, Từ Hy phải cẩn thận từng chút một. Kẻ muốn ám toán bà nhiều vô số, con đường ăn uống lại là con đường dễ hạ độc thủ nhất.

Do đó, việc bày biện cả trăm món ăn mỗi bữa là để đánh lạc hướng, gây khó khăn cho những kẻ muốn ám hại bà.


Cả trăm món ăn mỗi bữa là để đánh lạc hướng, gây khó khăn cho những kẻ muốn ám hại bà

Theo quy định, bữa chính phải gồm 100 món khác nhau. Khi thái hậu dùng bữa, thái giám thân cận sẽ là người giới thiệu từng món ăn và gắp cho bà những món vừa ý. Với khối lượng thức ăn khổng lồ như vậy, bà chỉ ăn vài món, mỗi món từ một tới hai miếng là tối đa.

Phần thức ăn thừa sẽ được ban cho cung nữ, thái giám hoặc dùng để nuôi gia cầm. Hầu hết trong số chúng, các món gần như còn nguyên như lúc mới dâng lên.

Thái giám buộc phải nếm đồ ăn trước

Cách sắp xếp các món ăn trên bàn dâng thái hậu cũng không xếp theo quy luật nào. Thái hậu sẽ tự ý chỉ các món để thái giám dâng tới. Những món của hôm sau sẽ không được trùng lặp với hôm nay.

Và đương nhiên, trước khi thái hậu nếm thử, một thái giám sẽ làm nhiệm vụ thử món ăn trước. Bởi vậy, không ai đoán được thái hậu quyền lực này thích gì và sẽ chọn món nào.

Nỗi khổ của kẻ đứng bên miệng hố

Từ cổ chí kim, các bậc quân vương khác trong nhiều triều đại Trung Hoa đều dùng cách này để phòng thân. Càng ở vị trí cao nhất, họ càng biết cách che giấu bản thân. Một trong số đó chính là không được để lộ thói quen ăn uống.

Từ Hy thái hậu cũng phải dùng cách này để những kẻ có dã tâm không có cách nào hạ độc. Ngay cả những thái giám, người hầu thân cận nhất bên thái hậu cũng không biết được sở thích ăn uống của bà. Việc bàn luận điều này cũng là phạm thượng, sẽ bị quy vào tội chết.

Thân phận tôn quý trên vạn người của Từ Hy thái hậu nhìn có vẻ nắm trong tay mọi thứ, nhưng thực tế nhân vật chuyên quyền này như đứng bên miệng hố, từng giờ từng phút đều có kẻ dõi theo.

Cuộc đời đầy quyền lực vinh hoa phú quý, kẻ hầu người hạ, nhưng ngược lại Từ Hy luôn nơm nớp lo phòng vệ, cũng không thể muốn ăn gì liền có thể ăn, xem ra vị thái hậu tai tiếng chuyên quyền bậc nhất sử Trung hoa này cũng chẳng sung sướng gì.

Quản trị rủi ro nhìn từ góc độ 100 món ăn của Từ Hy Thái Hậu 

Câu chuyện trên nói lên điều gì? Là  chủ một doanh nghiệp, bạn có bao giờ nghĩ đến đầu tư mở rộng và đa dạng hóa kinh doanh? 

Có thể thấy rằng Từ Hy Thái Hậu đăng thực hiện 4 bước của chiến thuật quản trị rủi ro:

Reduce (giảm nhẹ): Thái giám là người nếm trước. Vì vậy giảm rủi ro bị hạ độc.
Transfer (chuyển): Mặc dù Từ Hy không ăn hết các món ăn, mà mòn ăn thừa sẽ chuyển cho cung nữ, thái giám ăn. Do đó không lãng phí.
Avoid (tránh): Tránh các món ăn không thực sự hấp dẫn, hoặc chỉ có đúng 1 đĩa chứa món ăn đó. Do vậy tốt nhất là tránh đi. Phòng tránh còn hơn chữa bệnh!
Accept (chấp nhận): Chỉ khi nào an toàn thì mới ăn.


Bất cứ mảng kinh doanh nào cũng gặp nguy cơ rủi ro, bị đối thủ triệt hạ, hoặc thất thế trên thị trường đầy biến động. Bạn sẽ tập trung vào mảng kinh doanh sinh lời nhất, ít biến động nhất.


Trong trường hợp bạn muốn vượt qua đối thủ, "nhu thuật" có thể là một chiến lược hay. Dùng sức của đối phương để thắng lại đối phương. Trong các môn thể thao đối kháng như bóng đá, chiến lược này bản chất là "phá sức của đối phương" để từ đó tìm kiếm cơ hội phản công. Nói một cách khác đội bóng này chấp nhận (accept) rủi ro có thể bị thủng lưới bới chiến thuật phòng thủ số đông, tuy nhiên xác suất (probibility) và mức độ ảnh hưởng (impact) của loại rủi ro này là ở mức thấp (thí dụ: nếu có thủng lưới thì cũng không mất tinh thần vì không bị rơi vào bẫy tâm lý chiến, luôn trong trạng thái không còn gì để mất).  Nếu đội bóng này không lường được sức mình mà lại lao lên tấn công từ đầu trận thì có lẽ tỉ số nhặt bóng còn cao hơn rất nhiều so với chiến lược phòng thủ (vừa tìm kiếm cơ hội được an toàn, vừa khiến đối phương có thể phải dè chừng vì lo sợ bị phá sức, do vậy sẽ giảm sức tấn công của đối thủ ).

Với những thương vụ không xác định được rủi ro, là CEO bạn nhất thiết phải thận trọng. Bạn có thể phái nhân viên xử lý trước các thương vụ rủi ro. Nhân viên đi khảo sát một thời gian, về báo cáo thương vụ an toàn và có cơ hội, đó là lúc lãnh đạo sẽ vào cuộc, dành nhiều thời gian hơn cho cơ hội tốt.


Doanh nghiệp phần mềm nhưng lại đăng ký kinh doanh mảng phần cứng, tư vấn ...nhằm đánh lạc hướng đối thủ đang cố gắng tìm hiểu để cạnh tranh trên thương trường. Chiến thuật này tưởng không có gí đặc biệt, nhưng lại thực sự hiệu quả.

Tổng thống thứ 33 nước Mỹ - Harry Truman - đã nói: Nếu không thể thuyết phục đám đông, hãy tạo ra một mớ hỗn độn.