Phân biệt các công nghệ nhận dạng OCR, ICR, OMR
OMR, OCR và ICR là những từ viết tắt của 3 công nghệ nhận dạng khác nhau được sử dụng nhiều trong các ứng dụng xử lý biểu mẫu. Tùy thuộc vào nhu cầu của mình, có thể một công nghệ là đủ nhận dạng, cũng có thể kết hợp 2 hoặc 3 công nghệ cùng nhau để thu thập dữ liệu từ các biểu mẫu của mình một cách chính xác.

Nhận dạng ký tự quang học là một trong những lĩnh vực đang nổi của trí tuệ nhân tạo (AI). Công nghệ này có thể dễ dàng ứng dụng trong nhiều giải pháp, sản phẩm giúp doanh nghiệp tự động hóa quá trình nhập liệu và lưu trữ hồ sơ giấy tờ, từ đó, hỗ trợ tối ưu hiệu quả vận hành và gia tăng trải nghiệm khách hàng. Vậy cụ thể, OCR là gì và cùng với OCR còn có những công nghệ nào khác? Bài viết dưới đây sẽ đem tới cái nhìn cụ thể, qua những phân tích, so sánh giữa OCR và những công nghệ tương cận.


OCR, ICR, OMR là gì?

OCR (Optical Character Recognition – Nhận dạng ký tự quang học) là một hệ thống cung cấp đầy đủ khả năng nhận dạng chữ và số trên giấy tờ bản in hoặc viết tay thông qua việc quét biểu mẫu. 

Chức năng của OCR: Máy quét sẽ quét biểu mẫu chứa hình ảnh ký tự, sau đó công cụ nhận dạng tiến hành đọc hiểu các hình ảnh và chuyển chúng thành dữ liệu ASCII (các ký tự máy có thể đọc được). Như vậy, OCR giúp tự động hóa việc nhập và lưu trữ dữ liệu, đảm bảo độ chính xác cao và tiết kiệm chi phí nhập liệu thủ công.

Cùng với OCR, gần đây, thuật ngữ Nhận dạng ký tự thông minh (Intelligent Character Recognition – ICR) được sử dụng để mô tả quá trình đọc hiểu dữ liệu hình ảnh, cụ thể là văn bản chữ và số. ICR là một mô-đun của OCR, có khả năng biến hình ảnh viết tay hoặc các ký tự in thành dữ liệu ASCII. Trong một số trường hợp, OCR cũng được gọi là ICR.


OMR (Optical Mark Reader – Nhận dạng dấu quang học) là một phương pháp điện tử thu thập dữ liệu do con người xử lý bằng cách xác định một số dấu hiệu nhất định trên tài liệu. Thông thường, quá trình nhận dạng dấu quang học được thực hiện với sự hỗ trợ của máy quét kiểm tra truyền tải hoặc phản xạ ánh sáng qua giấy; những nơi có đánh dấu sẽ phản xạ ít ánh sáng hơn phần giấy trắng, dẫn đến độ tương phản kém hơn. OMR thường được ứng dụng để xử lý dữ liệu từ phiếu điều tra hay chấm các bài thi trắc nghiệm.


So sánh OCR/ICR với OMR

Khác biệt cơ bản giữa OCR/ICR và OMR: ICR và OCR là công cụ nhận dạng trên hình ảnh; trong khi OMR là công nghệ thu thập dữ liệu không yêu cầu một công cụ nhận dạng nào. Do đó, về cơ bản OMR không thể nhận dạng ký tự viết tay hoặc đánh máy. 


So sánh chi tiết OMR với OCR/ICR


So sánh các khả năng và yêu cầu của OMR với OCR/ICR

Dựa trên công nghệ Nhận dạng ký tự quang học, VinOCR là hệ thống các sản phẩm được phát triển bởi VinBigData nhằm hỗ trợ việc nhận dạng, phát hiện và trích xuất thông tin chữ viết từ ảnh chụp của các loại giấy tờ. Hệ thống có thể xử lý các loại giấy tờ theo mẫu, không theo mẫu, bảng biểu và chữ viết tay. Với công nghệ nhận dạng và trích xuất thông tin chính xác đến 96%, tốc độ xử lý dưới 0,1 giây và hỗ trợ 6 loại giấy tờ, VinOCR có thể ứng dụng trong đa lĩnh vực như định danh khách hàng điện tử, mở tài khoản ngân hàng trực tuyến, mở thẻ tín dụng và cho vay trực tuyến,…



IT Helpdesk Là Gì? Vai trò và cơ hội của IT Helpdesk trong thời đại 4.0?
IT Helpdesk là gì?Như cách thể hiện từ tên gọi, IT Helpdesk hay IT Support là công việc giúp hỗ trợ các bộ phận trong công ty những vấn đề liên quan đến công nghệ và kỹ thuật.