Business Agility là gì?
Công ty, doanh nghiệp cần linh hoạt, nhanh nhạy thì mới có thể đứng vững trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay. Cũng vì yêu cầu đảm bảo sự nhanh nhạy trong kinh doanh nên Business Agility dần trở thành môn học bắt buộc ở các trường kinh tế và trung tâm đào tạo doanh nhân.

Công ty, doanh nghiệp cần linh hoạt, nhanh nhạy thì mới có thể đứng vững trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay. Cũng vì yêu cầu đảm bảo sự nhanh nhạy trong kinh doanh nên nhiều sinh viên đang cần học môn Business Agility. Vậy môn Business Agility có khó không? Có thể áp dụng những mẹo nào để tăng cơ hội pass môn? 

1. Business Agility là gì? 

Business Agility được dịch là “Sự nhanh nhạy trong kinh doanh”. Đây là lĩnh vực mới,  tiếp cận với một tập hợp các phương pháp tổ chức, hành vi, cách thức làm việc để giúp doanh nghiệp có thể thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường. Bao gồm cả những thay đổi bên ngoài và những thay đổi bên trong chính công ty, doanh nghiệp đó.

Trong bối cảnh thị trường đang liên tục thay đổi, đặc biệt là dưới tác động của thời đại kỹ thuật số và các công nghệ hiện đại như hiện nay, sự nhanh nhạy trong kinh doanh càng trở nên cần thiết. Vì nếu một doanh nghiệp được thiết lập để đáp ứng với những thay đổi nhanh chóng và linh hoạt của khách hàng, của thị trường thì doanh nghiệp đó chắc chắn sẽ tồn tại lâu hơn. Sẽ có khả năng phục vụ và giữ chân khách hàng tốt hơn.

Thậm chí, khi doanh nghiệp biết cách thích ứng, biết cách thay đổi cho phù hợp, họ sẽ tiết kiệm chi phí sản xuất, vận chuyển mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Từ đó, doanh nghiệp có thể gia tăng lợi nhuận để vượt qua nhiều khó khăn, thử thách trên thị trường. 

Hiểu đơn giản, Business Agility giúp bạn hiểu về những yếu tố có thể giúp doanh nghiệp thích ứng tốt với sự thay đổi của thị trường. Bạn còn có thể giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh so với những doanh nghiệp không nhanh nhẹn, không thay đổi.

a. Nguồn gốc 

Khái niệm sự nhanh nhạy trong kinh doanh đã trở nên quen thuộc trong các môn học, các ngành học, chương trình học của nhóm ngành Business. Thậm chí, đây được xem là một trong những khái niệm quan trọng mà sinh viên nhất định phải học, phải hiểu, phải nắm vững.

Về nguồn gốc, có ý kiến cho rằng, lịch sử của sự nhanh nhạy trong kinh doanh bắt đầu với sự phát triển của hệ thống phần mềm. Nó là một phần của khung công tác linh hoạt (Agile framework), là phương tiện để giải quyết các vấn đề về yêu cầu thay đổi và kết quả không chắc chắn do tính phức tạp của các dự án công nghệ. Hơn nữa, sự phức tạp của các hệ thống công nghệ cũng là một trong những yếu tố dẫn đến những thay đổi nhanh chóng trong môi trường kinh doanh hiện nay….


Thoạt nhìn, Agile bao gồm nhiều vòng tròn tự quay và đảo chiều, giống như "con sâu" đang bò vậy. Agile cũng giống như dòng điện xoay chiều vậy, luôn ổn định và linh hoạt.

Nhìn chung, dù còn những ý kiến tranh luận về nguồn gốc của sự nhanh nhạy trong kinh doanh nhưng khá nhiều chuyên gia cho rằng, nó chịu ảnh hưởng lớn của các phần mềm công nghệ. Nó sẽ phát triển nhanh chóng trong thời đại kỹ thuật số, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 

b. Khuôn khổ Business Agility 

Khuôn khổ của sự thay đổi trong kinh doanh là việc áp dụng, phát triển các giá trị, hành vi và năng lực. Qua đó, giúp công ty, doanh nghiệp và các cá nhân có khả năng thích ứng, sáng tạo và kiên cường hơn khi đối phó với những áp lực, những thay đổi liên tục. Thậm chí là những thay đổi không lường trước từ thị trường. Đó là:

  • Khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường.
  • Khả năng đáp ứng nhanh chóng và linh hoạt với nhu cầu của khách hàng.
  • Cách thích ứng và dẫn dắt sự thay đổi hiệu quả để tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận.
  • Liên tục tạo ra lợi thế cạnh tranh cho công ty, doanh nghiệp….

2. Tầm quan trọng của môn Business Agility? 

Sự nhanh nhạy trong kinh doanh có thể giúp công ty, doanh nghiệp nhanh chóng thay đổi để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, giúp công ty cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời hơn, giữ chân khách hàng lâu hơn.


Hiểu đúng và đủ về Business Agility, bạn có thể vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm vừa tinh gọn dây chuyền sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời, những kiến thức và Best Practices mà Business Agility cung cấp cũng giúp bạn biết cách tăng lợi thế cạnh tranh cho công ty, doanh nghiệp. Vì khi áp dụng kiến thức này, công ty, doanh nghiệp có thể học hỏi nhanh hơn, có thể vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh. 

Sự nhanh nhạy trong kinh doanh cũng tạo ra sự đổi mới và tính đột phá. Đây là những yếu tố mà một công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế muốn lớn mạnh cần có được…. Có thể thấy, thế giới kinh doanh ngày càng biến động, trở nên phức tạp, khó nắm bắt. Và môn học về sự nhanh nhạy trong kinh doanh như Business Agility là cách để giúp công ty vượt qua những biến động đó.

3. Business Agility có khó áp dụng không? 

Business Agility là lĩnh vực thuộc nhóm ngành Business (Kinh doanh). Đây là ngành học tập trung vào hoạt động kinh doanh, buôn bán nhằm sinh lợi nhuận cho các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn, tổ chức kinh tế…. Đặc điểm của hoạt động này là sự vận hành theo chiều hướng tích cực và khả năng thích ứng nhanh với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường.

Thị trường kinh doanh luôn không ngừng biến đổi. Hơn nữa, người ta khó có thể xác định được hướng biến đổi chính xác của cả thị trường.  Do đó Business Agility giới thiệu các bước tiếp cận phù hợp, mang lại giá trị thiết thực cho công ty, doanh nghiệp. Business Agility giúp công ty, doanh nghiệp có thể biến đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống trở thành các doanh nghiệp năng động, tập trung vào kết quả hơn là quá trình. Đồng thời, có khả năng cân bằng giữa cấu trúc, quản trị với nhu cầu linh hoạt, không ngừng biến động của thị trường. Khi ứng dụng Business Agility, bạn cần có tư duy linh hoạt để có thể:

  • Thông thạo nhiều cách thức làm việc khác nhau, từ cách tiếp cận linh hoạt, khả năng dự đoán đến các công cụ kỹ thuật tiên tiến để giải quyết nhiều vấn đề phức tạp của thị trường.
  • Nâng cao kỹ năng để đảm bảo sự thành công trong việc giao tiếp với đối tác, khách hàng, với lãnh đạo và các đồng nghiệp trong công ty. 
  • Rèn luyện sự nhạy bén trong kinh doanh để dễ dàng xác định những thay đổi, biến động trên thị trường…

Sưu tầm


27 chiến thuật trong đàm phán, phần 1
Kỹ năng thực hiện chiến lược đàm phán tổng hợp bao gồm các tư tưởng cốt lõi: (1) Tách riêng “con người” ra khỏi vấn đề đàm phán; (2) Tập trung vào lợi ích của các bên, không tập trung vào lập trường; (3) Tạo ra các phương án khác nhau nhằm đạt được thỏa thuận chung; (4) Kiên trì sử dụng các tiêu chí khách quan để đánh giá các phương án được đề xuất.