Các thuật ngữ tiếng Anh dùng trong ERP phân hệ sản xuất
ERP đang ngày càng trở nên phổ biến trong mọi lĩnh vực và sẽ sớm trở thành môn bắt buộc trong hầu hết các trường Đại Học trong tương lai gần. Hãy nắm bắt xu hướng và trở thành một phần không thể thiếu của cuộc cách mạng công nghiệp hóa toàn cầu 4.0.

ERP đang ngày càng trở nên phổ biến trong mọi lĩnh vực và sẽ sớm trở thành môn bắt buộc trong hầu hết các trường Đại Học trong tương lai gần. Hãy nắm bắt xu hướng và trở thành một phần không thể thiếu của cuộc cách mạng công nghiệp hóa toàn cầu 4.0. Hãy cùng TIGO tìm hiểu ERP MRP (Manufacturing Resource Planning) qua các thuật ngữ tiếng Anh dưới đây:

Hoạch định sản xuất (MRP)



- Job / Work Order: Lệnh sản xuất
- Operation: Công đoạn sản xuất
- Material: nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
- Scrap material: Phế liệu
- Issue Material: Xuất nguyên liệu cho sản xuất
- Semi-Product / Semi-Finished Goods: Bán thành phẩm

- Subcontract: Gia công ngoài
- BOM (Bill Of Material): Bảng định mức nguyên vật liệu
- MOM (Method Of Manufacturing): Phương pháp sản xuất, bao gồm 2 thành phần là BOM và BOO.
BOO (Bill Of Operation)/ Routing: Quy trình sản xuất / bảng danh sách các công đoạn sản xuất.
- Costing Method: Phương pháp tính giá (Standard, FIFO, Lot FIFO, Average, Lot Average, Last)

- Production Line: Dây chuyền sản xuất
- Production Plan: Kế hoạch sản xuất
- MPS (Master Production Schedule): Lịch sản xuất tổng thể
- MRP (Material Requirement Planning): Kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu
- S&OP (Sales And Operation Planning): Kế hoạch bán hàng và Hoạt động.
- RCCP (Roug Cut Capacity Planning): Kế hoạch yêu cầu năng lực
- Return Material: Nhập nguyên liệu dư sau khi sản xuất
- Resource Group/ Resource: Nhóm nguồn lực / nguồn lực
- Shop Floor: xưởng sản xuất
- Work center: Trung tâm sản xuất (xưởng, nhà máy, khu vực sản xuất, khu chức năng)
- ECO (Engineer Change Order): quản lý thay đổi thiết kế MOM
- Manufactured Part: Nhóm mã hàng sản xuất
- Purchased Part: Nhóm mã hàng mua (có thể hàng hóa mua về để bán lại – trading; hoặc nguyên vật liệu mua về phục vụ sản xuất)
- Sales Kit / Kit Part: Loại mã hàng bán theo bộ (VD: 1 giỏ quà gồm nhiều mặt hàng khác nhau)
- Assembly: Bộ phận lắp ráp
- SubAssembly: Cụm lắp ráp (VD: để lắp ráp 1 chiếc xe đạp, ta phải lắp 2 bánh (niền, vỏ, ruột) – gọi là Subassembly. Sau đó tiến hành lắp vào khung để hoàn thành 1 chiếc xe đạp – gọi là bước Assembly cuối cùng).
- Capacity: Năng lực sản xuất
- Load: Tải / phụ tải
- Schedule: Lập lịch
- Schedule Backward: Lập lịch lùi / ngược, dựa vào ngày yêu cầu cần hàng (due date) – thời gian thực hiện các công đoạn để ra ngày bắt đầu sản xuất (start date).
- Schedule Forward: Lập lịch tiến – chọn ngày start date + thời gian thực hiện các công đoạn để ra ngày hoàn thành (end date). Ngày hoàn thành có thể bằng hoặc sai lệch so với ngày cần hàng (due date).
Finite/ Infinite: Hữu hạn / vô hạn. 
- Schedule Infinite: Lập lịch vô hạn – hiểu là tất cả các nguồn lực để sẵn sàng để sử dụng. 
- Schedule Finite: Lập lịch hữu hạn – hiểu là phải loại trừ những nguồn lực đang được sử dụng, hoặc chỉ được sử dụng khi nguồn lực đã sẵn sàng.
-Job Costing: Tính giá thành sản xuất
- FMCC: Ngành Hàng tiêu dùng nhanh (thuật ngữ hay dùng trong siêu thị)
- Cost Roll Up: Tính giá thành từ tổng các thành phần con
- Dispatch List: Danh sách các sản phẩm cần được sản xuất sắp xếp theo thứ tự ưu tiên
- Production Calendar: Lịch sản xuất
- Manufacturing Lead Time: Thời gian sản xuất
- R/O: Related Operation
- Send Ahead (hours): Tiến hành (công đoạn) kế tiếp sau bao nhiều giờ
- Revision: Phiên bản sản phẩm
- WIP (Work In Progress): Dây chuyền đang vận hành (trong chuỗi cung ứng)
- Minimize WIP: Phương pháp lập lịch ưu tiên WIP nhỏ nhất
- What If Scheduling: Lập lịch thử để tính toán tính khả thi
- Shift: Ca làm việc
- Employee: Công nhân
- MTS (Make To Stock): Sản xuất lưu kho
- MTO (Make To Order): Sản xuất theo đơn hàng
- ETO (Engineer To Order): Thiết kế theo đơn hàng
- ATO (Assembly To Order): Lắp ráp theo đơn hàng
- MTJ (Make To Job): Sản xuất để đáp ứng cho lệnh sản xuất khác
- Release Job: Ban hàng lệnh sản xuất
- Overload: Quá tải
- Lot Size: Số lượng tối thiểu cho một lệnh sản xuất để đạt hiệu quả tối ưu về chi phí
- Finite Horizon: Xác định vùng lập lịch hữu hạng. Nếu ngoài vùng này thì lập lịch vô hạn.
- Rough Cut Scheduling: Lập lịch tổng thể theo lệnh, không đi chi tiết từng Công đoạn. 
- Utilization: Năng suất
- Production Yield: Số lượng sản xuất
- Scheduling Block: Số lượng nguồn lực sử dụng đồng thời để đẩy nhanh thời gian xử lý trên từng công đoạn sản xuất
- Burden (Overhead cost): Chi phí vận hành và không bao gồm direct labour, direct materials: khấu hao máy, nhà xưởng, phí quản lý sản xuất
- Supplier/ Vendor: Nhà cung cấp (NVL, Subcontract)
- Analysis Code: Mã phân tích, phục vụ cho phân tích Job, Project, Order, Quote,…
- HS Commodity (Harmonized System Codes): Hệ thống hài hòa do tổ chức Hải quan thế giới (WCO) sáng lập Mã HS xuất hiện rất nhiều trong các chứng từ: tờ khai hải quan, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ CO, hóa đơn thương mại
- Job Traveler: Bảng theo dõi tiến trình sản xuất: bao gồm các thông tin cần thiết để thực hiện lệnh sản xuất như chi tiết lệnh, khách hàng, thông tin đơn hàng, kết quả đầu ra, quy trình, công việc, các thành phần, hình ảnh. Bảng này chuyển đi qua các xưởng theo quy trình sản xuất. (Nhật kí sản xuất)
- Substance: Vật chất. Thông thường để khai báo các loại vật chất bị hạn chế Restricted SubStance. VD: Lead (Pb), Mercury (Hg)
- COA (Chart Of Account)L Hệ thống tài khoản (kế toán sản xuất)
- BackOrder: Số lượng hàng còn lại đang chờ để giao hàng đợt sau
- Batch Number: Số thứ tự gắn với từng lượt vận hành sản xuất
- Best Practice: Chỉ một quy trình hay nhóm quy trình được đánh giá là phương cách tốt nhất để thực hiện một thao tác.
- Blanket Purchase Order: Một cam kết lâu dài với nhà cung cấp nguyên liệu.
- Blanket Release: Việc cho phép xuất và/hoặc sản xuất sản phẩm của một hợp đồng Blanket

Quản lý kho / Tồn kho (Inventory)

- Warehouse: Kho
- Warehouse Zone: Khu vực kho  

- Pallet: Khung gỗ/ nhựa để hàng hóa (phục vụ cho xe nâng) 
- Receiving Area: Khu vực nhận hàng, nguyên liệu, linh kiên
- Shipping Area: Khu vực xử lý FG, Sparepart
- Spare Part: Bộ phận thay thế, linh kiện
- Pick & Pack: Lấy hàng và đóng gói
- Bin: Ngăn kệ
- Lot: Số Lô sản xuất
- Non-stock: Mặt hàng không lưu kho
 
- Safety Stock: Tồn kho an toàn
- Cycle Count: Kiểm kê tồn kho
- OnHand Quantity: Số lượng tồn kho
- Demand Quantity: Số lượng nhu cầu
- Available Quantity: Số lượng có thể sử dụng
- Inventory Turnover: Hệ số quay vòng tồn kho
- Min On-Hand: Mức Tồn kho thấp nhất
- Max On-Hand: Mức Tồn kho cao nhất
- Quantity Bearing: Quản lý số lượng có ý nghĩa (tồn kho)
- Re-Order Point:
Điểm đặt hàng
- Buy To Order: Mua về bán trực tiếp
- Drop Shipment: Mua từ nhà cung cấp và yêu cầu nhà cung cấp giao trực tiếp cho khách hàng
- WMS-Warehouse management system: Phần mềm quản lý kho
- RFID: Radio Frequency Identification (hay có trong khách sạn, nhà ở, công nghệ quẹt thẻ hiện đại..)

Quản lý chất lượng (Quality)

- Efficency: Hiệu suất
- Non-conformance: Thành phần không phù hợp (Sản phẩm, nguyên liệu,…)

- Six Sigma: một hệ phương pháp cải tiến quy trình kinh doanh và quản lý chất lượng bằng cách dựa trên thống kê để tìm ra lỗi (khuyết tật), xác định nguyên nhân của lỗi và xử lý lỗi nhằm làm tăng độ chính xác của quy trình
- RoHS (Restriction of Certain Hazardous Substances): Tiêu chuẩn RoHS (2011/65/EU) đưa ra yêu cầu hạn chế vật chất nguy hiểm trên sản phẩm, thiết bị. Tiêu chuẩn này dùng luật pháp của Châu Âu cấm 06 loại chất đặc biệt nguy hiểm đối với môi trường và đối với sức khoẻ con người trong quá trình sản xuất: Cadmium (Cd), Thuỷ ngân ( Hg), Chromium hoá trị 6, hợp chất của Brom như: PBBs (polybrominated biphenyls), PBDEs (polybrominated diphenyl ethers), và Chì (Pb)

Quản lý bán hàng

- SKU (Stock Keeping Unit): Đơn vị phân loại hàng hóa tồn kho bằng cách phân loại hàng hóa giống nhau về hình dạng, chức năng… dựa trên một chuỗi các kí tự gồm số và/hoặc chữ. Hay đơn giản là MÃ HÀNG HÓA
- BarCode: Mã vạch
- EAN (European Artical number): Mã vạch theo chuẩn đánh số sản phẩm Châu Âu
- UPC (Universal Product code): Mã sản phẩm chung
- FG (Finished Goods): Thành phẩm
- MFG (Manufacturing): Sản xuất
- UOM (Unit of Measure): Đơn vị tính
- CO (Country of Origin): Nơi sản xuất
- Quote: Báo giá
- Orders/ Sales Orders: Đơn hàng
- Lead: Danh sách đối tượng tìm năng
- Prospect: Đối tượng tìm năng
- Suspect: Đối tượng quan tâm
- B2B (Business To Business): Kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau 
- B2C (Business-to-Consumer): Kinh doanh từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng
- Business Unit: Đơn vị kinh doanh   



Áp dụng nguyên tắc LIFO, FIFO, FEFO trong sắp xếp, quản lý kho như thế nào để đạt hiệu quả nhất?
Quản lý kho là vấn đề nhức nhối đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay. Để quản lý kho hiệu quả, trước tiên bạn cần nắm bắt các nguyên tắc quản lý, sắp xếp kho bãi cơ bản. Tùy theo tính chất hàng hóa mà hàng hóa doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp quản lý kho khác nhau như: FEFO, FIFO, LIFO,…