“The Lean Startup” (khởi nghiệp tinh gọn)
Cuốn sách "Khởi nghiệp Tinh gọn" (The Lean Startup) trình bày một mô hình khởi nghiệp vang danh toàn cầu, giúp thay đổi toàn bộ cách thức xây dựng công ty và tung ra sản phẩm mới trên thị trường.

Lean Startup giới thiệu quy trình và cách thức để giúp bạn quản lý quá trình khởi nghiệp của mình. Lean Startup bắt nguồn từ Lean Manufacturing (Sản xuất tinh gọn) của Toyota. Triết lý sản xuất tinh gọn này có nguồn gốc từ hệ thống “Just – In – Time Production” (sản xuất vừa – đúng – lúc”) có nghĩa là “chỉ làm những gì cần thiết, khi cần thiết, với số lượng cần thiết”. 

Khởi nghiệp thành công không phải là hệ quả từ “bộ gen” tốt hay xuất hiện đúng lúc, đúng nơi mà khởi nghiệp thành công chính là việc có thể kiểm soát được bằng cách đi theo đúng quy trình. Điều này có nghĩa là nó có thể được học hỏi lại, cũng có nghĩa là có thể được truyền đạt từ người này sang người khác.

Nhiều dự án khởi nghiệp thất bại không phải vì ý tưởng không tốt, chiến lược kém hay tầm nhìn sai, mà cốt lõi của mọi vấn đề nằm ở chỗ chúng ta không có được một mô hình và phương pháp để khởi nghiệp thành công. Vì khởi nghiệp không giống với thành lập và điều hành một công ty theo dạng truyền thống, nên nó cần một mô hình và phương pháp quản trị riêng.

Các giai đoạn thực hiện cho một quá trình Lean Startup

  • CPF (Customer Problem Fit) là giai đoạn tìm kiếm vấn đề của User, phán đoán để xác định những vấn đề có giá trị. 
  • PSF (Problem Solution Fit) là giai đoạn tìm giải pháp cho vấn đề đã xác thực
  • PMF (Product Market Fit) là giai đoạn suy nghĩ về thị trường mà mình sẽ cung cấp sản phẩm hoặc giải pháp đến với khách hàng.

Khi bắt tay vào việc tạo ra sản phẩm, bạn phải áp dụng quy tắc MVP (Minimum Viable Product – sản phẩm khả thi ở mức tối thiểu). Làm theo quy tắc này sẽ cho ra một phiên bản sản phẩm với những chức năng tối thiểu nhất để nhanh chóng tiếp cận được với khách hàng, giúp sản phẩm có được sự phản hồi nhanh hơn nhưng lại tốn chi phí thấp nhất. Cứ lặp đi lặp lại vòng lặp đó thì sản phẩm sẽ dần hoàn thiện, đi đúng hướng với mục tiêu đã xác định, hơn nữa đảm bảo được tính thực tiễn và tính khả dụng đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng.


Việc thực hiện MVP giúp chúng ta kiểm chứng các giả thuyết đã đặt ra ở giai đoạn CPF và giai đoạn PSF. Nếu giả thuyết đặt ra là đúng thì sẽ tiếp tục thực thi những bước tiếp theo của dự án. Nếu không đúng, chúng ta sẽ PIVOT – chuyển hướng, thay đổi để tìm ra hướng đi đúng nhất cho sản phẩm, hoặc mạnh dạn loại bỏ sản phẩm đó nếu giả thuyết đặt ra là sai.

Lean Startup hướng dẫn các bạn thực hiện theo vòng phản hồi “ Build – Measure – Learn” như dưới đây để tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ mới, trong những điều kiện không chắc chắn nhất.


  1. BUILD –  Xây dựng : Giai đoạn biến ý tưởng thành sản phẩm. Xây dựng vài tính năng quan trọng tối thiểu nhất để phát hành được phiên bản đầu tiên của sản phẩm.
  2. MEASURE – Đo lường : Giai đoạn đưa sản phẩm đến khách hàng, để kiểm chứng nhu cầu của khách hàng và đánh giá tính hiệu quả của sản phẩm.  
  3. LEARN –  Học hỏi : Giai đoạn học hỏi có kiểm chứng. Dựa trên kết quả đo lường bằng những con số cụ thể. Mình sẽ có hướng đi cho những hành động kế tiếp, và biết là nên bổ sung thêm gì. 

3 nguyên tắc chính phương pháp Khởi nghiệp Tinh gọn

Đầu tiên, thay vì tập trung hoàn toàn vào bản kế hoạch hay nghiên cứu tạo ra sản phẩm hoàn hảo nhất thì các nhà khởi nghiệp nên cho ra sản phẩm khả dụng tối thiểu nhất (Minium Viable Product).  

Thứ hai, xem đánh giá của khách hàng về sản phẩm đó, chính những phản hồi sẽ giúp tổ chức biết mình cần cải tiếp hay thay đổi gì ở sản phẩm để phù hợp nhất với khách hàng.

Thứ ba, “tập làm quen” bỏ đi cái Tôi hay tâm lý “sĩ diện”. Bước sơ khởi lúc nào cũng có những thách thức vì vậy thay vì cố gắng giải quyết những thứ không liên quan nên tập trung làm những việc bổ trợ cho công ty mình. 

Ưu điểm của khởi nghiệp tinh gọn

  • Giúp quá trình khởi nghiệp nhanh hơn, ít rủi ro và đỡ tốn kém hơn. Giảm thiểu rủi ro đề cập ở đây chính là nhờ vào việc thử nghiệm vài tính năng cơ bản, doanh nghiệp đã có thể đánh giá được giá trị mang lại cho khách hàng. Nếu ý tưởng đó không hiệu quả, doanh nghiệp cũng không mất nhiều chi phí, có thể nhanh chóng điều chỉnh hoặc phát triển sản phẩm mới. 
  • Thời gian thu hút thị trường nhanh hơn bằng cách tập trung vào việc xây dựng sản phẩm cơ bản nhất, nhanh chóng tung ra thị trường, doanh nghiệp đã có thể giành lợi thế người đi trước, thu hút sự chú ý của thị trường. 
  • Học hỏi liên tục để cải tiến sản phẩm tốt hơn.

Lời kết

Tại TIGO, tất cả nhân viên đều đang học hỏi và áp dụng Lean Startup vào công việc. Bằng phương pháp này, chúng tôi tin rằng sẽ tạo ra được nhiều giá trị hơn để trao đến tay khách hàng. Từ những trải nghiệm học hỏi qua từng giai đoạn, mà kiến thức và tư duy của chúng tôi cũng trưởng thành hơn. 

“Khởi nghiệp Tinh gọn” không chỉ cung cấp những kiến thức nền tảng về phương pháp đã được áp dụng bởi rất nhiều tên tuổi lẫy lừng trong lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo này; mà còn trang bị những phương pháp giúp tăng khả năng thành công, đồng thời cũng giảm thiểu tối đa rủi ro trên hành trình khởi nghiệp hoặc phát triển sản phẩm mới, tái tạo doanh nghiệp của các doanh nhân.





Chi phí triển khai dự án ERP: Vừa đủ hay thiếu hụt?
Chi phí triển khai phần mềm ERP là một trong những yếu tố đầu tiên doanh nghiệp cần quan tâm khi tìm kiếm giải pháp phần mềm quản trị.