PHÂN TÍCH KHOẢNG TRỐNG HIỆU SUẤT (GAP ANALYSIS): CÔNG CỤ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC HIỆU QUẢ
Khi đã kiểm soát được nguồn nhân lực, bản thân doanh nghiệp cũng có thể đưa ra được một chiến lược giúp xây dựng và trau dồi đội ngũ kế cận.

Khi đã kiểm soát được nguồn nhân lực, bản thân doanh nghiệp cũng có thể đưa ra được một chiến lược giúp xây dựng và trau dồi đội ngũ kế cận.

Ed Gordon, tác giả của cuốn sách Future Jobs: Solving the Employment and Skill Crisis đã từng khẳng định: “Bạn có thể sở hữu hàng loạt công nghệ mới nhất nhưng nếu bạn không có những nhân sự giỏi để vận hành chúng, doanh nghiệp của bạn khó mà phát triển bền vững được.”

Con người đóng một vai trò trong quá trình phát triển của tổ chức đặc biệt là đội ngũ nguồn – những người ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Đánh giá được đúng khả năng của họ sẽ giúp các doanh nghiệp đưa ra được chiến lược đào tạo nhân sự phù hợp, giúp đạt được những mục tiêu mà công ty đề ra. Phân tích khoảng trống hiệu suất (GAP Analysis) chính là công cụ giúp doanh nghiệp thực hiện được việc đánh giá một cách chính xác và khách quan nhất.

Phân tích khoảng trống hiệu suất (GAP Analysis) là gì?

Phân tích khoảng trống hiệu suất (GAP Analysis) là quá trình các công ty đánh giá và so sánh hiệu suất hiện tại của họ với hiệu suất mong muốn, hay hiệu suất mà họ dự kiến. Trong quản trị nhân lực, đây chính là một công cụ giúp các doanh nghiệp tìm ra được khoảng cách giữa chất lượng, khả năng của nguồn nhân lực hiện tại với nguồn nhân lực cần để đạt được mục tiêu kinh doanh. Chính vì thế, phân tích khoảng trống hiệu suất giúp các doanh nghiệp nhìn ra được những thiếu hụt trong lực lượng nhân sự hiện tại của mình. 

Lợi ích của phân tích khoảng trống hiệu suất trong xác định vấn đề hiện tại của đội ngũ nguồn

Việc áp dụng phân tích khoảng trống hiệu suất sẽ giúp doanh nghiệp có được một bức tranh rõ ràng về giá trị mà nhân viên nguồn mang đang mang lại cho doanh nghiệp cũng như những thiếu sót về mặt kỹ năng mà họ cần cải thiện. 

Nhờ vậy, các nhà quản lý có thể lựa chọn được những người phù hợp cho những vị trí quan trọng hay những người có thể sử dụng đào tạo cho người mới. Bên cạnh đó, phân tích khoảng trống hiệu suất cũng giúp doanh nghiệp biết được vị trí nào sắp phải thay thế và có phương án tìm người kế cận kịp thời.

Sau khi đã có một bản phân tích khoảng trống hiệu suất toàn diện, bản thân người làm quản lý cũng nhìn nhận được những thiếu sót về chuyên môn của đội ngũ nguồn. Từ đó, doanh nghiệp sẽ lên những chương trình đào tạo và nâng cao kiến thức phù hợp cho đội ngũ nguồn.

Áp dụng phân tích khoảng trống hiệu suất trong nhân sự thế nào?

Để xây dựng được một bản phân tích khoảng trống hiệu suất trong quản trị nhân lực, bạn cần phải tuân thủ đủ 4 bước:

Đưa ra được mục tiêu

Muốn chiến lược phân tích hiệu quả, bản thân doanh nghiệp phải có mục tiêu cụ thể. Thiếu mục tiêu rõ ràng, doanh nghiệp sẽ không thể hoạch được chiến lược và quản trị nguồn lực và vì thế, không thể tìm ra khoảng trống nhân lực cần được cải thiện. Bạn có thể chia nhỏ mục tiêu theo cấp độ của doanh nghiệp, từ phòng ban cho đến các nhóm nhỏ.

Đưa ra được những kỹ năng cần của một nhân viên nguồn

Sau khi đã có mục tiêu cụ thể, bước tiếp theo bạn cần làm là đưa ra những kỹ năng mà một nhân sự nguồn cần có để giúp công ty đạt được mục tiêu trên. Những kỹ năng này bao gồm có cả phần “mềm” và phần “cứng”.

Để tìm ra những kỹ năng đó là gì, bạn có thể tóm gọn lại bảng mô tả công việc của từng vị trí so với giá trị của doanh nghiệp. Ngoài ra, hỏi trực tiếp những nhân viên đang làm tại vị trí đó về những kỹ năng họ cảm thấy thiếu cũng là một phương án hay giúp doanh nghiệp tìm ra được những khoảng trống hiệu suất cần cải thiện ở từng nhân viên. 

Đánh giá khả năng hiện tại của nhân viên nguồn

Sau khi đã có danh sách những kỹ năng chính của từng vị trí, bạn sẽ đánh giá được khả năng của nhân viên trong thời điểm hiện tại. Với doanh nghiệp nhỏ, việc đánh giá được thực hiện bởi chính chủ doanh nghiệp thông qua việc so sánh mức độ chuyên nghiệp của nhân viên ở từng kỹ năng chính. Trong khi đó, những doanh nghiệp lớn hơn thường sẽ dựa trên các bản đánh giá hiệu suất hoặc đánh giá nhân viên từ cấp quản lý. 


Odoo HRM Appraisal: Nền tảng các giải pháp quản trị doanh nghiệp mà TIGO đang triển khai cho nhiều khách hàng lớn, nhỏ. Cung cấp các chức năng phân tích toàn diện các vấn đề của hiệu quả công tác nhân sự.

Lập kế hoạch

Sau khi đã có được một bản so sánh giữa khả năng cần có của một nhân viên với khả năng hiện tại của họ, bản thân doanh nghiệp sẽ nhìn nhận khá rõ những khoảng trống cần lấp đầy về mặt nhân sự. Dựa trên những yếu tố đó, chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra được chiến lược trau dồi kỹ năng cho đội ngũ nhân sự kế cận.

Việc đánh giá chính xác khả năng của đội ngũ hiện tại sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược phát triển nhân sự phù hợp. Nếu bạn vẫn chưa biết cách sử dụng công cụ phân tích khoảng trống hiệu suất (GAP Analysis) hiệu quả, hãy liên hệ ngay cho TIGO. Chúng tôi sẽ đồng hành bên bạn trong quá trình hoạch định và lên chiến lược xây dựng đội ngũ nhân sự kế cận sao cho hiệu quả.



Mô hình tháp thông tin DIKW - Con đường đưa doanh nghiệp lên đỉnh cao của sự thông thái
Tháp DIKW là gì? Đây là một mô hình rất nổi tiếng về các cấp bậc, sơ khai nhất là tầng dữ liệu thô Data (các số liệu, dữ kiện, ...) trải qua nhiều bước được nhào nặn, tổng hợp, nghiên cứu, các data "thô sơ" này trở thành Wisdom - Sự Thông Thái của con người!