Dòng kinh tế số: “Trận chiến trên mây” của Snowflake
Snowflake, một doanh nghiệp lưu trữ đám mây đang phát triển nhanh chóng và IPO trong năm 2020

Một điều đặc biệt: Chưa có startup nào ở Thung lũng Silicon lên sàn trong năm 2020.

Nhưng khoảng thời gian ảm đạm đó sắp kết thúc. Công ty phân tích đám mây Sumo Logic, nhà phát triển phần mềm trò chơi Unity và gã khổng lồ tương lai về cơ sở dữ liệu tương lai Snowflake đã lên lịch IPO trong năm 2020, ngay sau đó là Asana, Corsair Gaming và Palantir.

Snowflake đang được chú ý nhiều nhất, và họ xứng đáng với điều đó. Là đơn vị độc lập đi đầu trong việc chuyển cơ sở dữ liệu lên đám mây, Snowflake đã và đang phát triển với tốc độ ba chữ số và khiến khách hàng phải trầm trồ với các dịch vụ cực kỳ nhanh chóng. Dự kiến sẽ chào bán cổ phiếu với mức định giá khoảng 30 tỷ USD, đây sẽ là đợt IPO của một công ty khởi nghiệp phần mềm có giá trị cao nhất từ trước đến nay (và là đợt IPO công nghệ có giá trị cao thứ năm so với mọi loại hình khác), với mã giao dịch cũng rất “đáng yêu”: SNOW.

Câu chuyện khởi nghiệp của Snowflake cũng mang mô típ khá đặc trưng của vùng Silicon, khi hai chàng trai làm việc chung tại Oracle cùng hợp tác để mở công ty riêng. Họ “đóng quân” trong một căn hộ nhỏ ở San Mateo và hoạch định chiến lược về cách mà cơ sở dữ liệu - “chất xám” quan trọng nhất trong kinh doanh - có thể được cách mạng hóa bằng điện toán đám mây. Công ty của họ phát triển vũ bão nhưng không tránh khỏi những lần đi chệch hướng. Chỉ đến khi họ mang về Frank Slootman (nay là CEO), công ty đã cứng cáp hơn để chuẩn bị IPO.

Mọi câu chuyện đều cần những nhân vật phản diện để trở nên hấp dẫn hơn. Nếu đây là bộ phim “Thung lũng Silicon” của HBO, một nhân vật phản diện như vậy nhiều khả năng sẽ được điều hành bởi một tỷ phú cứng đầu, người thích lái máy bay phản lực, sở hữu đảo ở Hawaii và nói về việc bắn chó của đối thủ cạnh tranh. Thực tế thì như thế nào?

Snowflake tham gia vào một thị trường mở rộng nhưng cạnh tranh

Snowflake không là gì nếu không có tham vọng. Các tài liệu nộp hồ sơ IPO nêu rõ rằng tầm nhìn của công ty là đi tiên phong trong một hệ sinh thái nơi khách hàng và đối tác có thể “phá vỡ các kho chứa dữ liệu, thu được giá trị từ các tập dữ liệu đang phát triển nhanh chóng theo cách thức an toàn, được kiểm soát và tuân thủ.”

Mặc dù có những khát vọng cao và những con số tăng trưởng đáng khích lệ, Snowflake vẫn tiếp tục hoạt động thua lỗ khoảng 8 năm sau khi được thành lập vào năm 2012. Công ty thông báo lỗ ròng từ đầu năm 2020 đến cuối tháng 7 là 171,3 triệu USD. Doanh số bán hàng ít nhất đang đi đúng hướng vì điều này thể hiện sự cải thiện 4,1 triệu đô la so với cùng kỳ năm 2019.

Công ty đã trích dẫn việc ra mắt nền tảng dữ liệu đám mây, mở rộng cơ sở khách hàng và thu hút khách hàng mới là những yếu tố chính được dự đoán sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất trong tương lai. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát tin rằng chìa khóa cho tương lai của Snowflake cũng sẽ nằm ở cách nó chống lại các dự án kho dữ liệu cạnh tranh từ những người chơi lâu đời trong ngành.

Amazon Web Services – đơn vị nhận chi phí cơ sở hạ tầng đám mây 1,2 tỷ đô la khá lớn của Snowflakes trong 5 năm tới – vận hành một dịch vụ cạnh tranh có tên Redshift. Nhưng AWS còn lâu mới là đối thủ duy nhất mà Snowflake phải thách thức. Google Cloud Platform và dịch vụ phân tích dữ liệu Synapse của Azure đang hợp tác với các nhà cung cấp cơ sở dữ liệu quan hệ truyền thống hơn như Oracle để tìm kiếm thị phần.

Snowflake có các yếu tố để trở thành một gã khổng lồ trong tương lai: một sản phẩm mà khách hàng không ngừng bàn tán, một xu hướng lớn không thể ngăn cản đang thúc đẩy sự gia tăng của họ, và một thị trường màu mỡ có thể khai thác. Nhưng họ cũng có một số thách thức lớn, bao gồm không chỉ quân đội Oracle của Larry Ellison mà còn cả các ứng dụng cơ sở dữ liệu đám mây từ ba nhà cung cấp lớn là Amazon, Microsoft và Google. Và vì tất cả các ứng dụng của Snowflake cũng “cùng một tầng mây”, nên sẽ rất khó khăn nếu cả ba đối thủ lớn quyết định “chơi lớn”. Ai dám chắc điều đó sẽ không xảy ra?

Dù thế nào, “trận chiến trên mây” sẽ rất đáng xem.


Mix, Match, Integrate: Software Strategies for the Modern Company
To be efficient, modern companies can’t afford disjointed systems. Excel spreadsheets on desktops are the modern equivalent of paper ledgers — obsolete.