Chuyển đổi số trong Procurement sẽ như thế nào?
Chuyển đổi kỹ thuật số là việc doanh nghiệp hoặc các tổ chức nắm bắt và áp dụng các công nghệ tiên tiến vào hệ thống vận hành. Mục đích của nó chính là gia tăng hiệu suất hoạt động, xác định và tạo ra các nguồn có giá trị lâu dài, đồng thời hợp thức hóa các quy trình kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả.
Chuyển đổi kỹ thuật số trong ngành Procurement đã nâng cao hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp có hoạt động Procurement, quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của họ chủ yếu tập trung vào việc phát triển các giải pháp e- Procurement. để giảm thiểu chi phí, tìm kiếm các cơ hội mới cho quá trình thu mua hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, dưới sự hỗ trợ của các công cụ kỹ thuật số tự động hóa, doanh nghiệp cũng đặc biệt quan tâm đến việc hợp tác với mạng lưới đối tác bên ngoài để tạo ra mô hình kinh doanh sáng tạo.
Ứng dụng chuyển đổi số vào Procurement
Sự thay đổi công nghệ là quá trình cần thiết và nhất thiết phải diễn ra ở mọi doanh nghiệp Procurement. Trong đó, 5 xu hướng chuyển đổi số nổi bật của Procurement được đề cập dưới đây sẽ cho bạn thấy một cái nhìn tổng quan về bối cảnh phát triển của ngành này.
Tự động hóa với công nghệ AI và RPA
Công nghệ mới như AI và RPA sẽ hỗ trợ nhiều cho bộ phận Procurement trong suốt quá trình mua sắm. Áp dụng các công nghệ này, toàn bộ nhiệm vụ từ việc xử lý yêu cầu của công ty đến phê duyệt thanh toán cho nhà cung cấp đều sẽ được tự động hóa.
Công nghệ vượt bật như AI và RPA là những chuyển đổi số tiềm năng mở ra giai đoạn phát triển mới cho công ty.
So với phương pháp truyền thống, khi đánh giá nhu cầu về thu mua, các chuyên viên đều phải lập ra nhiều trang tính, danh sách kiểm tra, xuất hiện quá nhiều lỗ hổng trong sự sai sót của con người. Với việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào hệ thống quản lý hàng tồn kho, doanh nghiệp sẽ hạn chế tạo ra lỗi và đảm bảo được tính chính xác của số lượng hàng hiện hữu trong kho khi mọi thông tin đều được lưu trữ và giám sát bởi phần mềm.
Bên cạnh đó, các thủ tục liên quan đến thanh toán đơn đặt hàng cũng sẽ được tự động hóa nhờ các công cụ quản lý và theo dõi theo thời gian thực của việc vận chuyển các nguyên vật liệu. Một khi các phần mềm này nhận được tín hiệu giao hàng thành công, chúng sẽ kích hoạt khoản thanh toán an toàn tự động đến nhà cung cấp.
Blockchain làm cho chuỗi cung ứng diễn ra chính xác hơn, dễ dàng hơn
Công nghệ Blockchain được cho các chuyên gia Procurement tận dụng để có thể quan sát tổng thể về chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
Ứng dụng của Blockchain đảm bảo thông tin được thu nhập chính xác, an toàn.
Khi chuỗi cung ứng sử dụng công nghệ này, các nhân viên thu mua hoàn toàn có thể truy cập vào hệ thống để cập nhật những dữ liệu sao cho chính xác với các giao dịch được thực hiện trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Blockchain cũng có thể ghi lại số lượng và thời gian hàng hóa vận chuyển qua các nút của chuỗi cung ứng. Đồng thời, với cơ chế lưu trữ hồ sơ theo trình tự thời gian, công nghệ tiên tiến này cũng cho phép doanh nghiệp thu nhập các dữ liệu một cách an toàn, chính xác, tự động. Điều này sẽ cực kỳ hữu ích cho các đối tác cung cấp và thành viên của bộ phận thu mua trong việc nắm bắt thông tin kịp thời, từ đó đưa ra quyết định hiệu quả hơn.
Thu nhập dữ liệu và lập những báo cáo phân tích
Trong ngành Procurement, Big Data cũng được xem là một công cụ hỗ trợ mới giúp cho doanh nghiệp thu nhập một lượng lớn dữ liệu và tạo ra những thông tin sâu sắc có giá trị cao từ nó.
Công nghệ Big Data là một trong những chuyển đổi kỹ thuật số mang lại lợi ích cho công ty.
Thay vì phải dành hàng giờ tự tìm kiếm và phân tích dữ liệu, công nghệ mới này giúp đảm bảo đạt các thông tin có độ chính xác cao hơn, trong thời gian ngắn hơn.
Tận dụng những dữ liệu được dự đoán trước, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đưa ra những dự báo về doanh thu, hạn chế được sự gián đoán và khám phá ra được cơ hội trong thị trường mới.
Giải quyết các mối lo ngại về an ninh mạng
Trong bối cảnh hiện nay, khi khả năng truy cập mạng và sử dụng dữ liệu trở nên dễ dàng, phổ biến, mối quan tâm về bảo mật đã bắt đầu được đặt ra và chú trọng.
Để có thể đảm bảo được tính liên tục của quy trình kinh doanh, các chuyên gia Procurement cần phải có một chiến lược cụ thể về an ninh mạng, bảo vệ các dữ liệu cá nhân và thông tin tài chính bảo mật của công ty.