Account Manager là gì? Nhiệm vụ của Account Manager là gì?
Đối với những người trong nghề Marketing thì vị trí Account Manager đã trở thành một công việc đầy tiềm năng và thu hút quan tâm của nhiều ứng viên.

1. Vị Trí Account Manager Là Gì?

Account Manager (hay còn được gọi là Quản lý bộ phận Account) là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các công việc account từ thỏa thuận và thực hiện hợp đồng, giữ quan hệ phát triển với khách hàng. Họ cũng là mắt xích quan trọng trong mọi vấn đề liên quan đến chăm sóc khách hàng. 

Tiêu chuẩn để trở thành một Account Manager đòi hỏi khả năng phối hợp tốt với đội ngũ kinh doanh để đạt chỉ tiêu doanh số và đảm bảo hài lòng cho khách hàng.

2. Công Việc Của Một Account Manager

Về cơ bản, tính chất chất của vị trí Account Manager là tập trung vào việc gây dựng mối quan hệ với khách hàng nhằm tạo ra lợi nhuận cho công ty. 

Quản lý bộ phận Account sẽ là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ các công việc liên quan đến Account, bao gồm những hoạt động như đàm phán và thực hiện hợp đồng với đối tác, tạo dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng, “cầu nối” liên lạc trong mọi vấn đề liên quan đến chăm sóc khách hàng…

Các công việc chính như sau: 

  • Đóng vai trò chủ chốt trong tất cả các vấn đề liên quan đến Account.
  • Xây dựng cũng như duy trì mối quan hệ với khách hàng cũng như các bên liên quan như  nhà tài trợ, các bên cố vấn,...
  • Thỏa thuận, đàm phán hợp đồng nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho công ty.
  • Xây dựng và phát triển các mối quan hệ đáng tin cậy với các bên liên quan đến khách hàng, các nhà tài trợ, các bên cố vấn,...
  • Cập nhật rõ ràng tiến độ hoàn thành các hoạt động cho các bên liên quan.
  • Cập nhật và tạo bản dự báo các số liệu quan trọng trong công việc Account.

3. Vai Trò Của Account Manager Đối Với Doanh Nghiệp

3.1 Tăng doanh thu cho doanh nghiệp

Account Manager thường làm việc cho bộ phận Sales, vậy nên bạn cần chắc chắn rằng dự án sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty/doanh nghiệp từ những khách hàng mà họ quản lý. 

Họ vừa phải đảm bảo các khách hàng hiện tại cảm thấy hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của công ty, vừa có nhiệm vụ tìm kiếm các đối tượng khách hàng mới.

Account Manager góp phần tăng doanh thu cho công ty bằng cách giúp khách hàng hiện tại tiếp tục sử dụng dịch vụ và bán thêm các sản phẩm/dịch vụ liên quan:

  • Theo Bain and Company, việc liên tục thu hút khách hàng mới tốn kém gấp 5 lần và có thể làm giảm lợi nhuận trong khi đó nếu tập trung duy trì lượng khách hàng cũ sẽ tiết kiệm chi phí cho công ty và làm tăng lợi nhuận hơn.
  • Những khách hàng hài lòng về sản phẩm/dịch vụ, họ không chỉ gắn bó với công ty mà còn có khả năng mua lại và tăng mua. 

3.2 Hợp tác với những phòng ban khác để triển khai thực hiện dự án 

Sau khi nhận được brief yêu cầu từ khách hàng, Account Manager có nhiệm vụ chia sẻ toàn bộ những thông tin cần thiết cho các phòng ban trong quá trình thực hiện dự án. 

Account Manager sẽ tham dự trong suốt quá trình thực hiện dự án từ khi nhận brief cho đến khi thuyết phục nhãn hàng về dự án của họ.

Account managers serve as the liaison between companies and their customers. It is an account manager's responsibility to address customers' needs and concerns as quickly and effectively as possible to develop and maintain strong relationships. They typically work with multiple small accounts or a few larger ones.
Account Manager sẽ phải có mặt trong suốt quá trình thực hiện dự án

Họ sẽ phải phối hợp với nhiều team,  thậm chí là với các đối tác bên ngoài khác sao cho hoàn thành tốt chiến dịch, đáp ứng nhu cầu của client.

3.3 Kiểm soát những vấn đề phát sinh chi phí

Để có thể chắc chắn sau khi hoàn tất dự án sẽ đem về lợi nhuận cho công ty, ngoài việc tìm kiếm các khách hàng mới tiềm năng, Account Manager phải kiểm soát được số tiền thu vào và chi phí đã bỏ ra trong suốt quá trình lên kế hoạch và thực thi dự án. Cần tránh trường hợp phát sinh vượt ngân sách trong quá trình triển khai.

3.4 Thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng (client)

Account Manager là người tiếp xúc và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Vì thế, một Account Manager giỏi phải nắm bắt tâm lý khách hàng tốt, đồng thời cần có thái độ hòa nhã . 

Do vậy, bạn nên xây dựng niềm tin cho client ngay từ đầu và chứng minh cho họ thấy Agency bạn đang thực sự nỗ lực và có thể làm tốt dự án như thế nào. Đồng thời, nên hòa nhã đúng lúc để có thể thỏa hiệp, đàm phán với khách hàng, mang lại nhiều nguồn thu cho doanh nghiệp.

4. Những Kỹ Năng Cần Có Khi Trở Làm Việc Ở Vị Trí Account Manager

4.1 Có vốn kiến thức chuyên sâu về Sales/ Marketing/ Digital Marketing

Tính chất công việc của Account Manager liên quan chặt chẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tối đa hóa khả năng kinh doanh, lên kế hoạch kinh doanh và thậm chí là tạo doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Do vậy bắt buộc một Account Manager phải có nền tảng kiến thức chuyên sâu về Sales/Marketing/Digital Marketing cũng như quản trị kinh doanh. 

4.2 Kỹ năng giao tiếp tốt và xử lý tình huống khéo léo

Account Manager phải làm việc và hợp tác với hầu hết các bộ phận trong và ngoài nội bộ công ty, đồng thời trực tiếp nói chuyện, thương lượng với khách hàng. Bên cạnh đó, họ còn tham gia vào rất nhiều khâu như phát triển ý tưởng sản phẩm mới, quản lý dự án, nắm bắt những xu hướng về sản phẩm,... 

Do vậy, bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt và linh hoạt trong việc xử lý các tình huống để vừa có thể thuyết phục khách hàng, vừa giải quyết những mâu thuẫn có thể xảy ra trong quá trình làm việc. 

4.3 Kỹ năng ngoại ngữ

Khách hàng không chỉ gói gọn những đối tượng khách hàng trong nước mà còn là những đối tác nước ngoài. Vì vậy, việc trang bị kỹ năng ngoại ngữ (tối thiểu là tiếng Anh) là tiêu chuẩn cần thiết đối với một Account Manager. 

Ngoài ra, việc biết thêm các ngôn ngữ khác cũng là lợi thế để các ứng viên ứng tuyển vị trí này, tạo lợi thế cạnh tranh cho bản thân.

4.4 Kỹ năng kiểm soát chi phí, ngân sách dự án

Account Manager phải biết cân bằng ngân sách cho phép và chi phí phải bỏ ra nhằm đảm bảo sau dự án, công ty sẽ có lợi nhuận, tránh phát sinh thu không bù chi.

Đôi khi những phát sinh không mong muốn được gây ra từ phía client chứ không phải từ đội ngũ công ty. Chính vì vậy, bạn phải có lập trường cứng rắn, quan điểm rõ ràng để từ chối những yêu cầu vô lý của client.

4.5 Kỹ năng điều phối công việc giữa các phòng ban liên quan đến dự án

Chiến lược của Account Manager liên quan đến việc quản lý các Account. Do vậy, họ cần có tầm nhìn chiến lược dài hơi chứ không phải với lợi ích ngắn hạn. Họ cần có khả năng dàn xếp, trao đổi với nhiều bộ phận, sau đó thỏa thuận cũng như tạo ra kế hoạch dài hạn phù hợp nhằm mang lại doanh thu cho công ty.



Xây dựng tiêu chuẩn cho hệ thống truy xuất nguồn gốc
Hệ thống truy xuất nguồn gốc (TXNG) nhằm giám sát, xác định một đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn theo thời gian, địa điểm của quá trình sản xuất, chế biến, lưu trữ, bảo quản, vận chuyển, phân phối và kinh doanh.