Quản lý chất lượng (PLM) là gì? Ưng dụng của PLM trong quản lý hoạt động doanh nghiệp
Quản lý vòng đời sản phẩm giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, hạn chế các lãng phí và tận dụng tối đa sức mạnh nội tại của doanh nghiệp để cải thiện năng suất.

PLM là gì?

PLM – Product Lifecycle Management được hiểu là quá trình quản lý vòng đời sản phẩm. PLM bao gồm việc quản lý dữ liệu và quy trình trong thiết kế, sản xuất, kỹ thuật, bán hàng và dịch vụ của một sản phẩm. Việc này được thực hiện liên tục trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm đó trên chuỗi cung ứng.

 

Trong lĩnh vực sản xuất, PLM đã xuất hiện từ rất lâu. Ngày nay, thuật ngữ này đã trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi. PLM thường đề cập đến một giải pháp phần mềm hoặc các lĩnh vực khác ngoài quy trình sản xuất.

Tại sao doanh nghiệp cần PLM?

PLM giúp doanh nghiệp giải quyết những rủi ro không mong muốn trong quá trình thiết kế và sản xuất. Ngoài ra, PLM còn hỗ trợ doanh nghiệp sắp xếp và tích hợp các nguồn lực chính. Nhờ đó, bạn sẽ nhanh chóng truy cập các thông tin của sản phẩm.


Trước đây, PLM được tạo ra nhằm hỗ trợ kỹ sư trong việc phát triển sản phẩm mới, giúp kiểm soát vòng đời của sản phẩm hiệu quả hơn. Hiện tại, PLM đã phát triển thành phương pháp giúp doanh nghiệp giải quyết nhiều vấn đề hơn, bao gồm: tiếp thị, bán hàng, chăm sóc khách hàng, nhà cung cấp, đối tác,…



Phần mềm PLM mở rộng thêm nhiều lợi ích mới về quản lý vòng đời sản phẩm trong tổ chức. Chúng đáp ứng tính minh bạch và cải thiện nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, PLM còn tăng chất lượng các sản phẩm mang tính phức tạp, tăng doanh thu và tung sản phẩm ra thị trường nhanh hơn.

4 giai đoạn của vòng đời sản phẩm

Ý tưởng chính là nguồn gốc khởi sinh cho một vòng đời sản phẩm. Vòng đời sản phẩm thường bao gồm 4 giai đoạn chính: giới thiệu, tăng trưởng, chín muồi và suy giảm.