Các thuật ngữ trong phần mềm quản lý sản xuất ERP/MRP
ERP nói chung và phần mềm Odoo MRP nói riêng là một trong những hệ thống quản trị sở hữu phần mềm quản trị sản xuất mạnh mẽ nhất. MRP cũng là phân hệ khó nhất, với nhiều thuật ngữ chuyên ngành sâu nhất, đứng trên phân hệ quản trị nhân sự HRM.

Phân xưởng sản xuất: Shop Floor

Khu vực sản xuất (tiếng Anh: shop floor) là khu vực của một nhà máy, cửa hàng máy móc, vv nơi mọi người làm việc trên máy móc, hoặc không gian trong một cơ sở bán lẻ nơi bán hàng hóa cho người tiêu dùng. Thuật ngữ Khu vực sản xuất trái ngược với văn phòng, là không gian cung cấp chỗ ở cho quản lý của doanh nghiệp.

Định mức nguyên liệu: BoM (Bill of Materials)

BoM là một mục trong phần mềm quản trị sản xuất Odoo dùng để mô tả số lượng, chất lượng nguyên vật liệu và các bước cần thiết để sản xuất một sản phẩm hoàn chỉnh. Tùy thuộc vào từng ngành và tính chất của thành phẩm mà BoM có thể được gọi bằng một tên gọi khác. Ví dụ trong ngành dược, thuật ngữ công thức có thể được sử dụng thay thế cho BoM.

Chu kỳ sản xuất (Cycle)

Một chu kỳ sản xuất trong phần mềm quản trị sản xuất Odoo được xác định bằng khoảng thời gian tính từ khi bắt đầu kế hoạch sản xuất cho đến khi hoàn thành toàn bộ quá trình sản xuất.

Thời gian chết (Downtime or Leave)

Là khoảng thời gian mà các tài nguyên không có sẵn để phục vụ quá trình sản xuất. Đối với các tài nguyên là máy móc thì khoảng thời gian này được gọi là thời gian chết. Đối với các tài nguyên là con người, khoảng thời gian này được gọi bằng tên gọi khác là nghỉ phép.

Thành phẩm (Finished products)

Thành phẩm trong phần mềm quản trị sản xuất Odoo là sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng của môt quy trình sản xuất. Hiểu một cách dễ hiểu, thành phẩm không thể tiếp tục trở thành nguyên vật liệu đầu vào cho một quá trình sản xuất khác của doanh nghiệp.

Bộ Kit

Bộ Kit là một set các thành phần tách biệt được mô tả trong định mức nguyên liệu (BoM), các phần tách biệt này sẽ được lắp ghép với nhau để tạo thành một thành phẩm hoàn chỉnh.

Định mức nguyên liệu đa cấp (Multi level BoM)

Tùy theo từng lĩnh vực sản xuất, định mức nguyên liệu trong phần mềm quản trị sản xuất Odoo có thể đơn giản hoặc vô cùng phức tạp. Để quản lý tốt các định mức nguyên liệu phức tạp, có thể chia thành nhiều phần nhỏ hơn, mỗi phần nhỏ đó sẽ lại có một định mức nguyên liệu riêng. Định mức nguyên liệu đa cấp thường được sử dụng trong trường hợp quy trình sản xuất có các sản phẩm trung gian.

Việc định nghĩa BoM ở nhiều cấp giúp giảm thiểu tối đa sự phức tạp trong quá trình sản xuất, cho phép các nguyên liệu có thể được tái sử dụng ở các định mức nguyên liệu khác.

Định mức nguyên liệu giả tưởng (Phantom Bill of Material)

Định mức nguyên liệu giả tưởng trong phần mềm quản trị sản xuất Odoo được sử dụng trong trường hợp định mức nguyên liệu đa cấp, cho phép thêm một nguyên vật liệu vào định mức nguyên liệu như một phần của thành phẩm, tránh tạo ra quá nhiều quy trình sản xuất phụ không cần thiết.

Theo đó, khi lên một lệnh sản xuất, các nguyên vật liệu phụ để sản xuất bán thành phẩm được miêu tả trong BoM như thể chúng là nguyên vật liệu trực tiếp để tạo nên các định mức nguyên liệu cấp cao hơn.

Định mức nguyên liệu giả tưởng thường được sử dụng để nhóm các thành phần nguyên vật liệu, nhằm mục đích tái sử dụng trong nhiều BoM khác mà không cần đến các đơn hàng sản xuất phụ để tạo ra các bán thành phẩm.

Nguyên liệu thô (Raw Materials)

Nguyên liệu thô là nguyên liệu đầu vào, sẽ được biến đổi trong quá trình sản xuất  sẽ tạo ra bán thành phẩm hoặc thành phẩm. Sự biến đổi ở đây được hiểu là quá trình lắp ráp, hàn, trộn,…

Định tuyến (Routing)

Định tuyến trong phần mềm quản trị sản xuất Odoo là một tài liệu miêu tả một loạt các lệnh sản xuất và các nguồn lực sản xuất chính để sản xuất thành phẩm

Bán thành phẩm (Semi-finished products and sub-assemblies)

Bán thành phẩm là các sản phẩm được sản xuất với mục đích sử dụng như nguyên vật liệu trong một lệnh sản xuất khác.

Tình trạng vận hành lệnh sản xuất (Work Order Operations)

Mục này xác định rõ ràng các hoạt động cần thiết để hoàn thành quá trình sản xuất. Mỗi hoạt động được quy định rõ ràng về thời gian hoàn thành và được thực hiện bởi một đơn vị sản xuất xác định (còn được gọi là Work Center – trung tâm làm việc)

Lệnh sản xuất (Work Order)

Lệnh sản xuất có thể coi như kế hoạch sản xuất, trong đó quy định rõ ràng về thời gian bắt đầu, kết thúc, số sản phẩm hoàn thành, định tuyến, kho lấy hàng, nguyên liệu cần chuẩn bị,…

Trung tâm sản xuất (Work Center)

Trung tâm sản xuất trong phần mềm quản trị sản xuất Odoo xác định các đơn vị sản xuất và nguồn lực của chúng. Chúng được sử dụng để thể hiện hiệu suất của nhà máy cũng như cung cấp các thông tin về quá trình phân bổ chi phí. Hiệu suất là sự lết hợp của các nguồn lực và thời gian sẵn có của chúng.

Nguồn lực (Resources)

Trong sản xuất, nguồn lực có thể là con người (nhân viên đứng máy) hoặc một thiết bị máy móc (dây chuyền sản xuất) có sẵn trong một Work Center.

Thời gian sản xuất (Working Time)

Các nguồn lực trong phần mềm quản trị sản xuất Odoo đều có thời gian làm việc cụ thể. Ví dụ, một chiếc máy có thể được cài đặt để hoạt động liên tục trong vòng 7 ngày/tuần, 20h/ngày hoặc con người được quy định làm việc 8 tiếng/ngày, làm việc 5 ngày/tuần.



Thiết lập quy trình đối soát ngân hàng với phần mềm Odoo
Kết hợp báo cáo ngân hàng  với hồ sơ kế toán của doanh nghiệp  là một nhiệm vụ nhàm chán và dễ sai sót. Tìm các hóa đơn tương ứng, so sánh số tiền và thông tin chi tiết của đối tác với thông tin trong bảng sao kê ngân hàng. Các bước này có thể mất rất nhiều thời gian. Với Odoo, dễ dàng khớp hóa đơn hoặc bất kỳ chứng từ thanh toán nào khác với bảng sao kê ngân hàng.