BOM là gì? Có bao nhiêu loại BOM trong quản lý sản xuất

Đối với mọi công ty, định mức nguyên vật liệu BOM đóng vai trò quan trọng định hướng hoạt động sử dụng nguyên vật liệu, bảo trì, lập lịch trình, mua hàng và các vấn đề khác trong sản xuất của doanh nghiệp. Vậy BOM là gì? Và đâu là các loại BOM phổ biến trong quản lý sản xuất?

BOM là gì?

BOM là gì? BOM là viết tắt của Bill of Materials được hiểu là định mức nguyên vật liệu. BOM bao gồm các nguyên liệu thô, thành phần và linh kiện cần thiết để xây dựng, sản xuất hoặc sửa chữa một sản phẩm hoặc dịch vụ trong những điều kiện tổ chức và kĩ thuật nhất định của sản xuất.

BOM là cơ sở, căn cứ quan trọng để kế hoạch hóa, tính toán kiểm tra và đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và tiêu dùng nguyên vật liệu nói riêng của doanh nghiệp. Từ đó các đơn vị sẽ cân đối nguyên vật liệu và xác định mối quan hệ cung ứng với đối tác

Có thể thấy, BOM đóng vai trò quan trong để tổ chức cấp phát nguyên vật liệu một cách hợp lí, kịp thời cho các bộ phận quản lý sản xuất.

 
 


Các loại BOM phổ biến trong quản lý sản xuất

Engineering Bill of Materials (eBOM)

eBOM (hay còn được gọi là BOM kỹ thuật) thường được phát triển trong giai đoạn thiết kế sản phẩm và dựa trên các công cụ như: Thiết kế hỗ trợ máy tính (CAD) hoặc Tự động hóa thiết kế điện tử (EDA). Tài liệu thường liệt kê các vật phẩm, bộ phận, thành phần và lắp ráp trong sản phẩm theo thiết kế của một nhóm kỹ thuật, thường theo mối quan hệ của chúng với sản phẩm mẹ như đã được thể hiện trong bản vẽ lắp ráp của nó. Và không có điều gì lạ khi có nhiều hơn một eBOM được liên kết với một sản phẩm hoàn chỉnh. 

Trong mỗi nhà máy, luôn có nhiều hơn một eBOM được liên kết với một sản phẩm hoàn chỉnh.

Manufacturing Bill of Materials (mBOM)

mBOM (hay còn được gọi là BOM sản xuất) được sử dụng khi một doanh nghiệp cần hiển thị tất cả các bộ phận và lắp ráp cần thiết để xây dựng một sản phẩm hoàn chỉnh.

Trong khi eBOM tập trung vào các thành phần và vật liệu có trong một thiết kế, mBOM sử dụng các thông tin trên nhằm xây dựng mối quan hệ chi tiết hơn về các thành phần và cách chúng liên quan với nhau. Các bộ phận yêu cầu xử lý trước khi lắp ráp cũng phải được đưa vào mBOM. Nguồn dữ liệu được tổng hợp từ các hệ thống kinh doanh tích hợp trong doanh nghiệp bao gồm lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp phần mềm ERP, lập kế hoạch tài nguyên vật liệu (MRP) và hệ thống thực thi sản xuất (MES). Đây là loại BOM phổ biến nhất cho một công ty sản xuất.

Điểm khác biệt nổi bật của mBOM so với eBOM  thể hiện thông qua việc BOM kĩ thuật cho doanh nghiệp biết những gì nhà máy cần để sản xuất; còn BOM sản xuất biết cách để mỗi dây chuyền sản xuất có thể vận hành hiệu quả. Nghĩa là với bất kỳ thiếu sót nào của eBOM đều có thể dẫn đến việc sử dụng thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ để đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến mBOM hiệu quả.

mBOM sẽ phụ thuộc vào độ chính xác của số lượng các bộ phận được đặt hàng trong quá trình sản xuất. Điều này giúp đảm bảo bộ phận mua hàng có thể duy trì lịch trình tối ưu để đặt hàng các bộ phận cần thiết và thương lượng giá tốt nhất từ các nhà cung cấp.

Production BOM

Một BOM sản phẩm thường đóng vai trò là nền tảng cho một đơn đặt hàng sản xuất. Nó liệt kê các thành phần và thành phần lắp ráp (thành phần được lắp ráp riêng nhưng lại là một bộ phận lắp ráp cho mộ sản phẩm lớn hơn) cấu thành nên một sản phẩm hoàn chỉnh, cũng như giá cả, mô tả, số lượng và các đơn vị đo lường liên quan. Với hệ thống BOM hoàn toàn được tự động, nhu cầu thành phần, chi phí và tính sẵn có của nguyên vật liệu có thể được tự động thêm vào đơn đặt hàng, do đó có thể đảm bảo rằng nguyên liệu thô được phân bổ hợp lý cho sản phẩm.

Single-Level BOM

Single-Level BOM là loại tài liệu này chứa các bộ phận được sử dụng trong quá trình sản xuất một sản phẩm và các bộ phận đó được liệt kê theo thứ tự. Cấu trúc của tài liệu này chỉ cho phép một cấp độ con trong các thành phần, lắp ráp và vật liệu. Nhược điểm của loại BOM này đó là không sử dụng được trong các sản phẩm quá phức tạp.

Multi-Level BOM

So với BOM đơn cấp, Multi-Level BOM có xu hướng được sử dụng cho những công trình phức tạp hơn và do đó bao gồm các thành phần lắp ráp, thường được chia thành các cấp độ khác nhau. Trong tài liệu này, mỗi vật phẩm (nguyên liệu thô hoặc lao động) phải liên kết với vật phẩm gốc, ngoại trừ ở cấp cao nhất.

 
 


Lợi ích của BOM là gì?

Các lợi ích khi sử dụng BOM bao gồm:

  • Xây dựng kế hoạch mua hàng hiệu quả – BOM giúp doanh nghiệp xác định hàng tồn kho và số lượng thành phẩm cần thiết trong suốt vòng đời sản phẩm, từ đó mỗi đơn vị có thể chủ động xây dựng kế hoạch mua hàng hiệu quả hơn;
  • Tính giá thành – BOM đóng vai trò quan trọng trong việc tính giá thành phẩm, điều này sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận, lợi nhuận và thậm chí cả mức thuế.
  • Cải tiến quy trình – BOM định hướng hoạt động sản xuất trong mỗi nhà máy, điều này cung cấp nền tảng cho quá trình sản xuất chuyên nghiệp hơn, tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.
  • Giảm thiểu chất thải – Bởi vì tất cả các cấp độ của các thành phần được đo lường chính xác về số lượng và thể tích, chất thải có thể được đo lường và kiểm soát tốt hơn.

Những thành phần bên trong BOM

Nhằm đảm bảo nhiệm vụ quản lý sản xuất, BOM cần bao gồm các yếu tố sau đây:

  • Cấp BOM – Đây là khuôn khổ cho một BOM có nhiều cấp. Doanh nghiệp cần chỉ định cấp BOM phù hợp để có thể giám sát các bộ phận liên quan ở tất cả các cấp bao gồm chi phí, thời gian thực hiện và thời gian sản xuất.
  • Số bộ phận – Mỗi bộ phận trong thành phẩm đều đóng vai trò quan trọng trong sản xuất. Do đó, doanh nghiệp cần liệt kê đầy đủ các bộ phận tham gia.
  • Tên bộ phận – Việc xác định tên cũng giúp nhân viên tại phân xưởng nắm bắt tốt hơn công việc vận hành của họ.
  • Mô tả – Đây là phần giúp xác định và phân biệt một bộ phận với các mục tương tự.
  • Số lượng – Số lượng mặt hàng được sử dụng để sản xuất một đơn vị thành phẩm.
  • Đơn vị đo lường – Có nhiều đơn vị đo lường tùy thuộc vào thành phẩm được sản xuất. Doanh nghiệp cần thống nhất một đơn vị chung trên toàn bộ phân xưởng và nên tham khảo tiêu chuẩn quốc tế.
  • Ghi chú của BOM – Ghi chú của BOM cung cấp thông tin liên quan khác liên quan đến sản phẩm.
  • Giai đoạn – Nhiều sản phẩm có vòng đời dài. Bằng cách phân loại các bộ phận theo vị trí của chúng trong vòng đời, việc quản lý sẽ được thực hiện dễ dàng hơn. Một số ví dụ bao gồm “Đang sản xuất”, “Đang thiết kế” hoặc “Chưa phát hành”. Điều này giúp theo dõi các thay đổi xảy ra trong vòng đời của sản phẩm.

Kết luận

Trên đây là thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về Bill Of Materials – Định mức nguyên vật liệu.  Hiểu chức năng của từng loại BOM khác nhau và mối liên hệ giữa từng BOM chính là chìa khóa cho một tổ chức muốn quản lý tốt hơn vòng đời của sản phẩm trong suốt quá trình phát triển sản phẩm mới.


Nguồn: itgtechnology


Quản lý chất lượng (PLM) là gì? Ưng dụng của PLM trong quản lý hoạt động doanh nghiệp
Quản lý vòng đời sản phẩm giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, hạn chế các lãng phí và tận dụng tối đa sức mạnh nội tại của doanh nghiệp để cải thiện năng suất.