Mô hình Stage Gate là gì?
Phát triển sản phẩm mới theo phương pháp "Stage Gate"

Mô hình Stage Gate là gì?

Mô hình Stage Gate được tiếp cận theo 5 giai đoạn và 4 cổng, là một quy trình cho doanh nghiệp phát triển sản phẩm mới. Thuật ngữ Stage Gate lần đầu xuất hiện vào năm 1988, được giới thiệu bởi Robert G. Cooper trong một bài báo được xuất bản trong báo “Tạp chí Quản lý Marketing” (Journal of Marketing Management).

Mô hình Stage Gate được ứng dụng nhiều trong quy trình sáng tạo (innovation), quy trình này được chia thành năm giai đoạn chính (stage), mỗi giai đoạn được thực hiện trước một cổng và có tất cả tổng cộng 4 cổng (gate).


Trước mỗi cổng, doanh nghiệp sẽ ra quyết định xem nên tiếp tục quy trình đó hay không. Quyết định này được dựa trên những dự đoán và thông tin có sẵn vào thời điểm đó để đánh giá chất lượng của ý tưởng ở mỗi cửa.

Các quyết định bao gồm:

  • Go (Đi tiếp) nếu ý tưởng tốt để đi đến cổng tiếp theo.
  • Kill (Loại bỏ) nếu ý tưởng đó không đủ tốt để tiến xa hơn và ngay lập tức bị loại bỏ.
  • Hold (Duy trì) nếu ý tưởng đó không quá tệ cũng không quá tốt nhưng có thể được giữ lại để sửa đổi và dùng lại sau đó.
  • Recycle (Tái sử dụng) ý tưởng đủ tốt để tiến xa hơn, bên cạnh đó có một vài sự thay đổi.

Mô hình Stage Gate

5 giai đoạn của Stage Gate

(0) Discovery (Khám phá): Đây là giai đoạn khởi đầu để các công ty xác định xem muốn phát triển sản phẩm gì? Ý tưởng về một sản phẩm mới sẽ được bắt đầu và ý tưởng này có thể đến từ nhân viên công ty, khách hàng, nhà cung cấp,…những người tiếp xúc với sản phẩm và nhận ra vấn đề của sản phẩm.

(1) Scoping (Khoanh vùng phạm vi): Đây là giai đoạn xác định phạm vi thực hiện, doanh nghiệp thực hiện thu thập các thông tin nghiên cứu thị trường để làm thông tin đầu vào, từ đó đưa ra danh sách các ý tưởng/ dự án trước khi bước sang giai đoạn 2.

(2) Business Case (bài toán kinh doanh): trong giai đoạn này, cần tiến hành những điều tra, nghiên cứu sâu hơn để xây dựng về bài toán doanh nghiệp giả định, bao gồm xác định khách hàng và người tiêu dùng cuối cùng, xác định định vị sản phẩm, điểm khác biệt của sản phẩm và dự kiến lịch trình của dự án.

(3) Development (Phát triển): Giai đoạn này tập trung vào thiết kế sản phẩm mới với nhiều bài kiểm tra sơ bộ với khách hàng tiềm năng và chuẩn bị một kế hoạch sản phẩm và kế hoạch tung ra sản phẩm mới.

(4) Testing and Validation (Thử nghiệm và thẩm định chất lượng): sản phẩm mới luôn được thử nghiệm liên tục để điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của khách hàng trước khi ra mắt trên thị trường.

(5) Launch (Ra mắt sản phẩm): Sản phẩm được ra mắt trên thị trường thông qua các kế hoạch ra mắt được lên từ trước với sự kiểm định rõ ràng về sản phẩm và chất lượng.

Trong mỗi giai đoạn, các cổng được xem như là cổng để “lọc” chất lượng các ý tưởng, có vai trò kiểm soát chất lượng thông qua đánh giá chi phí, thời gian thực hiện, rủi ro tiềm ẩn, kiểm soát chất lượng và sự tham gia của nhân viên.

4 cổng của Stage Gate

 Trong mỗi giai đoạn, các cổng được xem như là cổng để “lọc” chất lượng các ý tưởng, có vai trò kiểm soát chất lượng thông qua đánh giá chi phí, thời gian thực hiện, rủi ro tiềm ẩn, kiểm soát chất lượng và sự tham gia của nhân viên.

Ý nghĩa của mô hình Stage Gate

Mô hình Stage Gate không chỉ sử dụng trong lĩnh vực phát triển sản phẩm, mà còn được sử dụng nhiều trong nhiều lĩnh vực cần có sự đổi mới, sáng tạo.

  • Các giai đoạn trong mô hình giúp cải thiện và bảo đảm tiến độ dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
  • Loại bỏ các rủi ro hoặc sai sót tiềm ẩn trong quá trình phát triển sản phẩm.
  • Giúp các nhà quản trị sản phẩm ra quyết định tốt hơn, tạo ra giá trị tối đa dựa trên cơ sở các mục tiêu đã đề ra.
  • Giúp cải thiện sự hợp tác giữa các thành viên nội bộ và cả bên ngoài thông qua các cuộc họp đánh giá, kiểm tra sản phẩm, tạo ra sự hài hòa, cân bằng giữa hoạt động của các bên tham gia.

Stage Gate không thích ứng với mô hình phi tuyến tính - Design Thinking

Mô hình Design Thinking là gì?

Mô hình Design Thinking là phương pháp sáng tạo cung cấp giải pháp dựa trên cách tiếp cận để giải quyết vấn đề. Mô hình này được coi là mô hình đột phá về sự tư duy sáng tạo bởi có thể ứng dụng để giải quyết các vấn đề phức tạp, mập mờ mà ngay cả chính người tiêu dùng chưa nhận thức ra được (giải quyết insight của khách hàng).

Mô hình liên tục xác định lại vấn đề của khách hàng và tạo nhiều ý tưởng và thích ứng sản phẩm bằng cách sử dụng các sản phẩm mẫu (prototypes) và thực hiện kiểm tra (testing).


Mô hình Design Thinking bắt nguồn dựa trên sự phát triển của các nghiên cứu tâm lý học về sự sáng tạo những năm 1940, và mô hình được Viện Thiết kế Hasso- Platter của Stanford đưa vào giảng dạy.

Design Thinking là quy trình phi tuyến tính không đi qua các tiêu chí nghiệm thu Stage Gate

Nếu như các thông tin của mô hình Stage Gate đi qua cổng lọc và được đi theo tuần tự 5 giai đoạn thì các giai đoạn trong mô hình Design Thinking có thể không tuân theo thứ tự, xảy ra song song và lặp đi lặp lại. Nhờ đó, trong mô hình Design Thinking, sản phẩm mới sau khi được tung ra sẽ tiếp tục được nghiên cứu và tìm ra vấn đề mới hơn, từ đó, doanh nghiệp lại tiếp tục quy trình Design Thinking để nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.


Ra lệnh cho AI - nghề mới của giới công nghệ
Kỹ sư gợi ý, chuyên ra lệnh cho AI để đạt kết quả mong muốn, đang được coi là một trong những công việc hấp dẫn nhất ngành công nghệ.