Mô hình 5W 1H 2C 5M trong việc nâng cao kỹ năng lập kế hoạch
Nguyên tắc 5W – 1H – 2C – 5M – “Chìa khóa” thiết lập kế hoạch công việc hiệu quả

Mô hình 5W 1H 2C 5M được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay. Phương pháp này khá tiện lợi và phù hợp để thực hành kỹ năng xây dựng kế hoạch cá nhân. Mỗi người cần tự trả lời những câu hỏi như:

5 W bao gồm: Why - What - Where - When - Who

  • Why (Mục tiêu công việc): Tại sao cần xây dựng kế hoạch này?
  • What (Danh sách công việc): Thực hiện những nhiệm vụ nào để đạt được mục tiêu? 
  • Where (Địa điểm thực hiện): Các đầu mục công việc trên sẽ được thực hiện ở đâu? Địa điểm đó có điều kiện gì hay không?
  • When (Thời gian thực hiện): Mỗi nhiệm vụ sẽ được hoàn thành trong bao lâu? Khi nào thì bắt đầu?
  • Who (Ai chịu trách nhiệm): Ai sẽ là người đảm trách các nhiệm vụ đã liệt kê trên? Công việc đó có cần sự giúp đỡ từ ai không?

1 H - How (Cách thức thực hiện): Thực hiện như thế nào? Bằng phương thức, tài liệu nào cho phù hợp?

2 C bao gồm: Control - Check

  • Control (Phương pháp kiểm soát): Các nhiệm vụ nào cần được kiểm soát? Kiểm soát như thế nào? Tiêu chuẩn gì để đánh giá kết quả công việc?
  • Check (Phương pháp kiểm tra): Những nội dung nào cần kiểm tra, kiểm tra bao lâu một lần? Lưu ý gì thực hiện kiểm tra? Cần ghi chú lại để đưa các thông tin này cho nhóm nếu kế hoạch được thực hiện theo teamwork.

5 M bao gồm: Man - Money - Material - Machine - Method

  • Man (Nhân lực): Người đảm nhận nhiệm vụ có đạt tiêu chí về trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng,... hay không.
  • Money (Ngân sách): Chi phí cho nhiệm vụ này là bao nhiêu? Kỳ hạn giải ngân là khi nào? 
  • Material (Hệ thống cung ứng): Tiêu chuẩn để trở thành nhà cung ứng phục vụ kế hoạch nhân sự? 
  • Machine (Máy móc): Các thiết bị kỹ thuật hiện tại có phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ không? Kỹ thuật, máy móc nào cần được áp dụng?
  • Method (Phương pháp): Phương pháp vận hành nhân sự như thế nào để tối ưu?

1. Xác định 5W

- Why (Mục tiêu, yêu cầu công việc): Trước khi lập bản kế hoạch, bạn cần phải biết được mục tiêu mà bản thân muốn hướng đến. Để từ đó biết được ý nghĩa của công việc bạn dự định làm, nó mang lại được gì.

- What (Nội dung công việc): Bạn cần phải liệt kê những việc cần phải làm để đạt được mục tiêu đặt ra. Bên cạnh đó, nên đi sâu vào mỗi vấn đề để bản kế hoạch được cụ thể hơn.

- Where (Địa điểm thực hiện công việc): Liệt kê đầy đủ những địa điểm sẽ thực hiện từng công việc. Địa điểm khi được đưa vào bản kế hoạch giúp bạn có thể chuẩn bị thật tốt về mọi mặt.

- When (Thời gian thực hiện công việc): Khi đã xác định được mục tiêu, thời gian dành cho mục tiêu ấy là điều cần thiết. Thời gian giúp công việc phân bổ hợp lý và dễ dàng quản lý.

- Who (Người chịu trách nhiệm): Khi đã có kế hoạch công việc, hãy phân công cho mọi người đảm nhiệm công việc đó. Kể cả bản kế hoạch cá nhân cũng cần liệt kê những người bạn cần sự hỗ trợ từ họ.

2. Xác định 1H

- How (Cách thức thực hiện): Đây là bước liệt kê những tài liệu, những công cụ hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch. Cần cụ thể để việc tìm kiếm hay thực hành hiệu quả hơn.

3. Xác định phương pháp với 2C

- Control (Phương pháp kiểm soát): Dựa vào tính chất công việc để biết được cần phải tập trung kiểm tra những công việc nào. Và lập ra bảng tiêu chuẩn đánh giá để dễ dàng đo lường được kết quả công việc.

- Check (Phương pháp kiểm tra): Xác định được công việc đó có cần kiểm tra mỗi ngày không và cần phải tập trung kiểm tra những nội dung nào. Liệt kê ra người chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra để tiết kiệm được thời gian.

4. Xác định nguồn lực với 5M

Đây được xem là mục tiêu chính của việc lập kế hoạch, bởi chỉ khi thỏa mãn được nguồn lực thì bản kế hoạch đó mới được xem là có tính khả thi. Nguồn lực được xác định dựa trên 5 yếu tố: nguồn nhân lực (man), tiền bạc (money), nguyên nhiên vật liệu (material), công nghệ (machine), cách thức làm việc (method).




Mô hình Stage Gate là gì?
Phát triển sản phẩm mới theo phương pháp "Stage Gate"