Mô hình kinh doanh spin-off là gì? So sánh sự khác biệt giữa startup, spin-off và split-off
Các công ty startup được sinh ra từ các ý tưởng kinh doanh sáng tạo, nhưng không giống như các công ty con được tách ra từ công ty mẹ (spin-off), startup không được tạo ra bên trong một tổ chức. Họ có xu hướng khai thác một thị trường ngách có tiềm năng lớn, mặc dù bị hạn chế về nhiều mặt.

Nhắc đến starup chắc hẳn ai cũng biết, bên cạnh đó còn có mô hình kinh doanh spin off nhưng mô hình kinh doanh này rất ít người biết đến. Vậy mô hình kinh doanh spin off là gì và hoạt động như thế nào? 

Spin-off là gì?

Spin-off hay còn được gọi là "spin-out", là một pháp nhân độc lập được thành lập bởi một tổ chức mẹ (Parent Organization - PO) để khai thác tài sản trí tuệ. 

Sau khi các công ty được thành lập, các PO sẽ chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ có liên quan, để cho spin-off khai thác thương mại.

 
Ảnh minh họa: Investopedia

Spin off là sự kiện các công ty mới được tách ra từ doanh nghiệp mẹ dưới 1 pháp nhân độc lập. Thường thì mấy doanh nghiệp đa ngành sẽ dễ xảy ra các hoạt động spin-off nhất, và nhà đầu tư kỳ vọng sự tăng giá của những công ty con được tách ra. Hoạt động này được xem là đối lập với việc sáp nhập các công ty lại với nhau.

Cách thức tạo ra công ty Spin-off

Một công ty spin-off thông thường sẽ được tạo ra theo hai cách:

  • Một công ty mới được thành lập, tách ra từ một tổ chức mẹ và được tổ chức mẹ góp vốn đầu tư, nhân lực và vốn trí tuệ. Công ty spin-off này có mục tiêu là tiếp tục phát triển và thương mại hóa các quyền sở hữu trí tuệ được tạo ra và chuyển giao bởi tổ chức mẹ. 

    Cùng với việc chuyển giao các tài sản vô hình có liên quan, tổ chức mẹ cũng chuyển giao cho các pháp nhân mới các nghĩa vụ và rủi ro liên quan đến việc thương mại hóa các tài sản trí tuệ.
  • Một spin-off cũng có thể được thành lập một công ty, thường là do một người bên ngoài độc lập với công ty mẹ, nhằm khai thác quyền sở hữu trí tuệ được cấp phép bởi chủ sở hữu quyền. 


Ảnh minh họa: dealroom.net

Thông thường, trên thực tế, các tổ chức nghiên cứu thu hút các quĩ đầu tư mạo hiểm quan tâm đến đầu tư phát triển tài sản trí tuệ được tạo ra bởi tổ chức nghiên cứu. Đây là loại công ty đa dạng "khởi nghiệp", thường để thương mại hóa, đưa các sản phẩm ra thị trường.

Quá trình hình thành doanh nghiệp spin-off

Quá trình hình thành doanh nghiệp spin-off bao gồm  4giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Tạo nên ý tưởng kinh doanh kết quả nghiên cứu hình thành và đánh giá những ý tưởng kinh doanh của kết quả nghiên cứu khoa hoc từ khía cạnh khả năng thương mại hóa kết quả nghiên cứu.

+ Giai đoạn 2: Hình thành những dự án đầu tư dựa trên những ý tưởng kinh doanh. Xem xét những ý tưởng đó và chuyển ý tưởng có khả năng nhất thành các dự án đầu tư.

+ Giai đoạn 3: Thành lập doanh nghiệp khoa học từ những dự án đầu tư trên.

+ Giai đoạn 4: Tiếp tục hoàn thiện và khẳng đinh sự phát triển của doanh nghiệp bằng cách chứng minh được giá trị kinh tế do các doanh nghiệp thừa kế khoa học đó tạo ra.

Việc tạo ra một spin-off là một quá trình phức tạp dẫn đến sự phát triển của một hoạt động kinh doanh riêng biệt với việc phân bổ tiếp theo của quyền sở hữu trí tuệ và trách nhiệm, dự án và quản lí rủi ro, và trong một số trường hợp, huy động vốn nhằm thu hút các nhà đầu tư đóng góp tài chính.

Khởi nghiệp start-up và spinoff: Giống và khác nhau

Theo cách hiểu rộng rãi với doanh nghiệp startup, những người sáng lập thành lập doanh nghiệp thường đến ở ngoài trường học, và quan trọng họ không có được công nghệ xuất phát từ trường Đại Học, mà thông qua công việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ (licensing).

Tại Việt Nam, mô hình khởi ngiệp rộng rãi hiện tại còn mô hình spinoff chưa được chú ýtăng trưởng đúng mức, cho dù đã xuất hiện các hình thức hỗ trợ cho các công việc này, như: công ty hỗ trợ chuyển giao công nghệ, vườn ươm, hay không gian thực hiện công việc chung tại một số ĐH (ĐHBK Hà Nội, ĐHBK Tp Hồ Chí Minh…), hay thậm chí hành lang pháp lý cho việc thành lập các doanh nghiệp khoa học công nghệ (KHCN) trong trường ĐH đã được nói đến rõ rệt trong Dự thảo Luật Giáo dục Đại Học dự kiến thông qua của năm nay.

Khác nhau giữa spin-off và split-off


Sự sai biệt giữa spin-off và split-off được đưa rõ ra chi tiết trong các vấn đề được đưa ra dưới đây:

  1. Spin-off sẽ được miêu tả như là một kế hoạch thoái vốn, trong số đó một phần hoặc phòng ban của tổ chức, được tách ra và một doanh nghiệp mới được tạo ra có một danh tính pháp lý riêng biệt với doanh nghiệp mẹ. Mặt khác, split-off (tách ra) là một kế hoạch tái cấu trúc công ty thông qua việc thu hẹp, trong số đó doanh nghiệp mẹ cung cấp cho cổ đông của mình cổ phần của doanh nghiệp mới, người phải từ bỏ cổ phần của tổ chức mẹ, về việc chấp thuận cổ phần mới. Việc chia tách cung cấp cổ phần trong công ty con mới cho các cổ đông nhưng họ phải lựa chọn giữa công ty con và công ty mẹ.
  2. Trong spin-off, cổ phiếu của spin-off có thể được sắp xếp cho các cổ đông trên cơ sở pro-rata (phân chia lợi tức theo vốn góp), và họ không cần phải từ bỏ cổ phiếu của công ty mẹ. Ngược lại, trong split-off, việc phân bổ cổ phần cho những cổ đông, những người từ bỏ cổ phiếu của công tymẹ để đổi lấy cổ phần của công ty con.
  3. Các công ty thực hiện spin-off để sản sinh ra một bản sắc riêng của công ty controng thời gian đó split-off thường bị tác động khi công ty muốn tạo ra sự sai biệt giữa hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình và hoạt động kinh doanh cung cấp.

Các biến thế Carve-out và Split-up

Carve-out 

Carve-out (cắt giảm chi phí) là khi công ty mẹ bán cổ phần của công ty con mới thông qua đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). 

Không giống như một công ty con, công ty mẹ thường nhận được một dòng tiền vào thông qua Carve-out.

Split-up

Split-up cũng là một hình thức chia tách, xảy ra khi một doanh nghiệp mẹ bị giải thể và hai hoặc nhiều công ty được thành lập. Công ty mẹ chỉ bị đánh thuế đối với việc thanh lý công ty khi nó bị phá vỡ. Cổ phiếu của công ty mẹ có thể được đổi lấy cổ phiếu của tổ chức mới khi split-up. 

Split-up chủ yếu nhằm mục đích tạo ra nhiều dòng công ty để tăng thu nhập.

Tổng hợp: vietnambiz,  khoinghiepsangtao.vn và nguồn từ Internet


8 bí quyết đàm phán, bạn cần biết (Kỳ 3)
Đàm phán là một kĩ năng bạn phải sử dụng hàng ngày. Dù vô tình hay hữu ý, bạn luôn sử dụng một số “chiêu” để cố gắng mang lại nhiều lợi ích nhất có thể cho bản thân dù trong công việc hay đời sống.