Câu chuyện khởi nghiệp của ông chủ KFC: Không bao giờ là quá muộn
KFC là một thương hiệu đã quá “nhẵn mặt” với rất nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được cuộc đời đầy thăng trầm của nhà sáng lập KFC. Đó là một câu chuyện dài, thấm đẫm những giọt nước mắt và sự cay đắng nhưng đồng thời nó cũng giúp cả thế giới nhận ra một bài học vô cùng sâu sắc: Không bao giờ quá muộn để bắt đầu.

Cuộc đời đầy thăng trầm

Nhà sáng lập nên thương hiệu gà rán nổi tiếng thế giới KFC có tên thật là Harland Sanders. Khi vừa lên 6 tuổi, cha của Harland Sanders qua đời và ông phải cùng mẹ chăm sóc 2 người em nhỏ. Điều này giúp ông tự lập khi còn bé và có thể nấu được rất nhiều những món ăn đặc sản.

Sanders bỏ học khi 16 tuổi và bắt đầu cuộc sống mưu sinh khốn khó. Lập gia đình ở tuổi 18, tưởng chừng như hạnh phúc đã mỉm cười với Sanders thì chỉ 2 năm sau đó, vợ ông đã đề nghị ly hôn và giành quyền nuôi con.

Vận đen vẫn tiếp tục đeo bám lấy nhà sáng lập KFC khi ông liên tiếp bị từ chối công việc hết lần này đến lần khác. Vượt qua những bi kịch, Harland Sanders cố gắng làm việc tại một quán café, vừa nấu ăn vừa rửa chén.


Harland Sanders ngày trẻ

Đến năm 40 tuổi, ông bắt đầu cảm thấy gắn bó hơn với công việc nấu nướng. Niềm đam mê ẩm thực đã thôi thúc ông nảy ra ý tưởng chế biến những món ăn nhanh với loại nước sốt hoàn hảo cho các khách hàng dừng chân tại trạm xăng. Và vào thập niên 30, tâm huyết của Harland Sanders cũng được đáp đền khi ông trở nên nối tiếng với món gà rán vô cùng đặc biệt được tẩm ướp từ nhiều loại thảo mộc khác nhau.

Tưởng như may mắn đã mỉm cười với người đàn ông này thì đến năm 1950, do dự án về đường cao tốc liên bang cùng với sự sụt giảm nghiêm trọng của nền kinh tế, Harland Sanders đành phải bán lại toàn bộ tài sản ở Corbin.

Ở tuổi 65, mặc dù rất mạnh mẽ nhưng ông đã có lần nghĩ đến ý định tự tử khi phải nhận tiền trợ cấp thất nghiệp chỉ vỏn vẹn có 105 đô la. Nhưng sau đó Harland Sanders nhận ra dù mất tất cả nhưng có 1 điều ông có thể làm tốt hơn hẳn nhiều người khác, đó chính là: nấu ăn.

Bắt đầu ở tuổi 65 – Vẫn chưa phải là quá muộn

Một lần nữa, ông quyết định theo đuổi công việc nấu nướng. Sander đã dùng toàn bộ tiền trợ cấp để rong ruổi khắp nơi và tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Ông tạo ra công thức chế biến gà rán và những gói gia vị đặc biệt sau đó bán lại cho các chủ cửa hàng trên toàn bộ nước Mỹ. Tuy nhiên mọi thứ vẫn không hề dễ dàng với người đàn ông lớn tuổi này. Sander đã bị từ chối 1.0009 lần. Thay vì chấp nhận số phận, ông vẫn tiếp tục kiên trì với lòng đam mê cháy bỏng của mình.

Năm 1995, Sanders đã mạnh dạn phát triển doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu và đạt được sự thành công ngoài mong đợi. Ở tuổi 88, ông đã trở thành triệu phú nước Mỹ với hệ thống nhà hàng trải khắp các quốc gia trên thế giới.

Trời không phụ lòng người, ở độ tuổi 88 Harley Sanders đã trở thành triệu phú nước Mỹ. Bạn thấy đấy, ngay cả người sáng lập KFC cũng có một cuộc đời đen tối và quyết định tự tử ở tuổi 65, chính vì thế nếu thành công chưa mỉm cười với bạn, đừng quá khe khắt, hãy ngồi lại và ngẫm nghĩ mình giỏi nhất việc gì rồi từ đó cải thiện bản thân. Cánh cửa này đóng lại sẽ có cánh cửa khác mở ra, cái chính là ta có chịu đi gõ cửa hay không thôi.

 

Câu chuyện về Harland Sanders chính là nguồn cảm hứng bất tận cho những người muốn dấn thân vào con đường Start-up. Hãy luôn nhớ rằng: Khi 1 cánh cửa này đóng lại thì sẽ có 1 cánh cửa khác mở ra. Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu!


Harland Sanders tự sáng chế ra công thức làm gà rán chinh phục được cả thế giới ngày nay

Trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì muốn khởi nghiệp thành công, bạn nên thiết kế một ứng dụng Web để tương tác với những khách hàng đầu tiên. Việc này sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong việc quảng bá thương hiệu và kết nối với khách hàng tiềm năng. Tận dụng các kiến thức và kinh nghiệm mà bạn có để khởi nghiệp từ những thành tựu nhỏ nhất, cải tiến dần dần (phương pháp Kaizen), sau đó tăng tốc (Kaikaku) và đột phá (Kakushin). Cần nhớ nguyên tắc cốt lõi:  kiên trì để thành công. 



4 thuật ngữ định hình hoạt động của doanh nghiệp Nhật Bản
Các triết lý và khái niệm như Kaizen, Shuhari, Omoiyari và Ikigai định hình cách hoạt động của các doanh nghiệp và con người Nhật Bản - và đó là những ý tưởng mà người nước ngoài cần hiểu trước khi tới Nhật.