3 chiến lược triển khai ERP cho chuyển đổi số tinh gọn
Big bang - chiến lược cài đặt một hệ thống ERP duy nhất trên toàn bộ tổ chức. Franchising - các hệ thống ERP độc lập được cài đặt trong các đơn vị khác nhau được liên kết bởi các quy trình chung, ví dụ: hệ thống kế toán. Slam dunk - chiến lược cài đặt một hoặc một số mô-đun ERP để triển khai theo cách cuốn chiếu từng quy trình kinh doanh chính.

Chiến lược Big bang

Đây là cách triển khai phần mềm ERP mạo hiểm và khó khăn nhất, các công ty ngay lập tức loại bỏ các hệ thống có sẵn và cài đặt một hệ thống ERP duy nhất xuyên suốt toàn bộ công ty. Vì thế phương pháp này chiếm ưu thế trong thời kỳ đầu triển khai phần mềm ERP, một vài công ty dám thử cách làm này bởi vì nó cần thiết cho những công ty tổ chức và thay đổi ngay lập tức. Hầu hết các câu chuyện khủng khiếp về việc triển khai dự án ERP từ những cuối những năm 90 đã cảnh báo chúng ta về những công ty sử dụng chiến lược này. Việc khiến mọi người cộng tác và chấp nhận hệ thống phần mềm mới cùng một thời điểm là một sự nỗ lực lớn lao vì hệ thống mới sẽ không có bất kỳ người bênh vực (advocates) nào. Không ai trong công ty có kinh nghiệm sử dụng nó vì thế không ai biết chắc liệu khi nào thì nó sẽ hoạt động tốt. Hơn nữa, dự án ERP luôn cần sự thoả hiệp. Nhiều phòng ban có những hệ thống máy tính phải được gọt dũa để phù hợp với cách làm việc của họ. 


Trong hầu hết các trường hợp, hệ thống ERP đề nghị các chức năng tương tự với hệ thống cũ. Trong nhiều trường hợp tốc độ xử lý của hệ thống mới có thể chậm bởi vì nó phải phục vụ cho toàn công ty chứ không phải là cho một bộ phận nào đó. Việc triển khai hệ thống phần mềm ERP đòi hỏi sự ủy quyền trực tiếp từ CEO.

Chiến lược Franchising

Chiến lược này thích hợp với các công ty lớn hoặc các công kinh doanh nhiều ngành khác nhau mà không tham gia chung các quy trình chung qua các đơn vị kinh doanh khác nhau. Các hệ thống ERP độc lập được cài đặt ở từng đơn vị, trong khi kết nối các quy trình chung như Kế toán Tài chính trong toàn bộ công ty. Phương pháp này được xem là phổ biến nhất cho việc thực hiện ERP. 

Franchise ERP Software Solutions

Trong nhiều trường hợp, các đơn vị kinh doanh đều có các “instance” ERP riêng, đó là hệ thống và cơ sở dữ liệu riêng biệt. Các hệ thống kết nối với nhau chỉ để chia sẻ các thông tin cần thiết của công ty với mục đích là tạo một hình ảnh rõ nét xuyên suốt của các đơn vị kinh doanh (như tổng doanh thu của một đơn vị nào đó, chẳng hạn) hay cho các quá trình không khác biệt nhiều của đơn vị này hay đơn vị khác (có lẽ là lợi ích của bộ phận Hành chánh nhân sự). Thông thường, việc triển khai này bắt đầu với phần cài đặt thí điểm ở một đơn vị kinh doanh phù hợp, cho dù có sự cố xảy ra thì hoạt động kinh doanh chính của cả công ty vẫn không bị sự cố. Khi đội dự án xây dựng và tiến hành chạy hệ thống và xử lý xong các lỗi hệ thống, đội dự án bắt đầu triển khai cho các đơn vị khác, sử dụng chiến lược triển khai đầu tiên như một bài học tham khảo trong nội bộ khách hàng. Kế hoạch cho chiến lược này cũng mất thời gian dài.

Chiến lược Slam dunk

Theo phương pháp này, ERP đưa ra các thiết kế của các quy trình, tập trung vào một số quy trình chính yếu như những quy trình trong phân hệ Tài chính của hệ thống ERP. Slam drunk thường dành cho các công ty nhỏ hơn muốn ứng dụng hệ thống phần mềm ERP. Mục tiêu ở đây là xây dựng hệ thống ERP và đưa nó vào hoạt động một cách nhanh chóng và thiết kế lại các quy trình theo các quy trình chuẩn của ERP. Một số công ty triển khai phần mềm ERP theo cách này có thể yêu cầu hệ thống ERP mới mang lại lợi ích nhiều. Nhiều công ty sử dụng nó như cơ sở hạ tầng để hỗ trợ những nỗ lực cài đặt phần mềm trong suốt đoạn đường thực hiện. Lúc này, nhiều công ty khám phá ra rằng hệ thống slammed của phần mềm ERP có hiệu quả hơn hệ thống sẵn có vì nó không bắt buộc mọi người thay đổi bất kỳ thói quen nào của họ.

ERP lifecycle



4 bài học đắt giá từ sự thất bại của hãng Toshiba: Thời đại tập đoàn đa ngành đã kết thúc?
Hơn 148 năm trải qua thăng trầm của một Tập đoàn đa ngành hàng đầu thế giới, thế nhưng chỉ mất 8 năm xảy ra một loạt sai lầm, di sản khổng lồ của Toshiba đã phải cúi đầu chịu cảnh bán mình.