Masaaki Imai – Bậc thầy, người tiên phong và nhà sáng lập kỹ thuật cải tiến liên tục Kaizen
Masaaki Imai là nhà sáng lập Viện Kaizen, Viện được thành lập tại Thụy Sĩ vào năm 1985 với mục đích giúp các công ty thực hiện các thực hành về cải tiến liên tục (Kaizen), các hệ thống khác cũng như các công cụ mà ngày nay được gọi là Quản lý Tinh Gọn - Lean.

Ông Imai được sinh ra tại Tokyo vào năm 1930. Sau khi nhận được bằng cử nhân từ Đại học Tokyo năm 1955, ông đã tiếp tục ở lại trường cũ của mình để làm việc sau tốt nghiệp về lĩnh vực quan hệ quốc tế. Trong suốt quá trình làm việc, Ông Masaaki Imai được biết đến như là người chịu trách nhiệm trong việc mang quan điểm cải tiến liên tục - Kaizen đến với ý thức của người phương Tây. Ông là người đầu tiên đã viết và nói về các nguyên tắc lãnh đạo đã gây được sự chú ý mạnh mẽ nhất như Hệ thống sản xuất Toyota mà chúng ta gọi là tư duy tinh gọn - Lean.

Trong ba thập kỷ qua, Masaaki Imai đã tham gia viết sách báo, tổ chức các bài giảng về cải tiến liên tục, chất lượng, lãnh đạo, tinh gọn và các vấn đề quản lý khác có liên quan. Ông đã tư vấn các công ty toàn cầu, giới thiệu đến họ về cải tiến liên tục như một cách tiếp cận cải tiến liên tục đến các quốc gia trên thế giới.

Thành quả đóng góp của Masaaki Imai được xem như một trong những thực hành về cải tiến quản lý tích hợp, như "đúng sản phẩm - đúng số lượng - đúng nơi - đúng thời điểm (Just-in-time), Quản lý Chất lượng Toàn diện (TQM) và Quản lý Năng suất Toàn diện (TPM) đến với môi trường văn hóa doanh nghiệp, nhà xưởng. Ông cũng là người tiên phong cho việc tổ chức các nhiệm vụ nghiên cứu tại Nhật Bản về cải tiến liên tục và phương pháp Tinh gọn (Lean), một hoạt động mà Viện Kaizen đang tiếp tục duy trì và phát triển cho đến ngày hôm nay, với sự đóng góp của hơn 200 nhóm và 4.000 nhân viên thuộc các quốc gia trên thế giới.

Masaaki Imai không chỉ diễn thuyết về các vấn đề lãnh đạo mà còn nói về "Cải tiến liên tục thực tế - Gemba Kaizen" hay còn được gọi là "địa điểm thật, nơi tạo ra giá trị thật". Ông thông hiểu các bước cần thiết để tạo nên một công ty đẳng cấp thế giới và di chuyển mô hình từ một công ty chuyên hướng đến kết quả thành một công ty chuyên hướng đến quá trình (đây là điểm mấu chốt của việc cải tiến liên tục thực tế).

Những đầu sách được viết bởi tác giả Masaaki Imai đã trở thành cẩm nang của các doanh nghiệp Nhật Bản và quốc tế.

- Năm 1975 với "Không bao giờ trả lời đồng ý: Cái nhìn từ bên trong doanh nghiệp Nhật Bản".
(Never Take Yes for an Answer: An Inside Look at Japanese Business)

- Năm 1986: "Cải tiến liên tục: Chìa khóa dẫn đến cạnh tranh thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản".
(Kaizen: The Key to Japan’s Competitive Success)

- Năm 1997: "Cải tiến liên tục thực tế: Một cái nhìn chung về cách tiếp cận phương thức quản lý với chi phí thấp".
(Gemba Kaizen: A Commonsense, Low-cost Approach to Management)

- Năm 2010: "Cải tiến liên tục thực tế: Một cái nhìn chung về cách tiếp cận phương thức quản lý với chi phí thấp", phiên bản tiếng Nhật, ấn bản lần 2.
(Kaizen: The Key to Japan’s Competitive Success, (Japanese) 2nd Edition)

- Năm 2012: "Cải tiến liên tục thực tế: Một cái nhìn chung về phương thức tiếp cận đến chiến lược cải tiến liên tục, ấn bản thứ 2.
(Gemba Kaizen: A Commonsense, Approach to a Continuous Improvement Strategy, 2nd Edition)

Các giải thưởng quốc tế và sự công nhận

- Năm 1998 Giải thưởng Phát triển Nhân sự Châu Á -Thái Bình Dương.
(Asia-Pacific Human Resource Development Award)

- Năm 1999 Giải thưởng nghiên cứu Shingo và giải thưởng xuất bản chuyên nghiệp trong lĩnh vực cải tiến liên tục thực tế.
(Shingo Research and Professional Publication Prize for Gemba Kaizen)

- Năm 2010 Hội viên danh dự đầu tiên của Kiểm soát Chất lượng tại Ấn Độ (Hội viên đầu tiên trong lịch sử)
(First Honorary Fellow of Quality Control of India (First Fellow ever)

Ngoài ra, Ông Masaaki Imai còn biết đến với vai trò là nhà diễn giả chính tại các hội nghị quốc tế và các trường đại học ở hơn 40 quốc gia. Ông tuyên truyền hùng biện về các triết lý, nguyên tắc, phương pháp của Viện Kaizen. Trong đó, Viện Kaizen Việt Nam đã thực hiện khóa đào tạo "Kaizen Leadership - Kaizen Management - Kaizen Everyone" vào 10/04/2015 do ông Masaaki Imai và Carstern Otto thuyết giảng với mong muốn thay đổi lối tư duy truyền thống sang tư duy theo hướng cải tiến liên tục để tạo ra giá trị cho bản thân và mang lại lợi ích kinh tế.



What is the Differences Between Kaizen and Innovation?
Kaizen is focused on small improvements as a result of ongoing efforts of the company's staff members. On the other hand, innovation is focused on large, dramatic improvements as a result of big changes in technology and equipment.