Trong ruộng dưa đừng cột dây giày, dưới gốc mận đừng sửa mũ
Để tránh xa vô vàn các thói nghi kỵ, thị phi của những kẻ chống đối hoặc các đối thủ trong kinh doanh, cần biết triết lý "ruộng dưa gốc mận" sau đây.

QUA ĐIỀN LÝ HẠ 瓜田李下 (ruộng dưa gốc mận)


Đường Văn Tông (Lý Ngang) hỏi Công Bộ Thị Lang Liễu Công Quyền rằng gần đây người ngoài bàn tán triều đình ra sao? Liễu Công Quyền đáp: “Từ lúc ngài bổ nhậm Quách khiếu làm Huyện Lệnh huyện Bân Ninh (nay thuộc Thiểm Tây) đến giờ, tuy có người đồng ý, nhưng cũng có người xầm xì bàn tán.” 

Văn Tông không vui, do đó nói : “Quách Khiếu là chú của hoàng thái hậu, cho dù làm quan cũng không có gì là quá lắm, lấy thân phận Kim Ngô Đại Tướng mà cho giữ chức Huyện Lệnh Bân Ninh còn có gì để nói sao?” Liễu Công Quyền đáp : “Cứ theo công lao của Quách Khiếu đối với quốc gia, phái bổ ông ta làm Huyện Lệnh Bân Ninh là hợp tình hợp lý. Chỉ vì có người nói, Quách Khiếu nhân vì dâng hai người con gái tiến cung mới được nhậm chức”. Văn Tông vội bảo: “Quách Khiếu tiến cung hai người con gái là để hỏi thăm sức khỏe hoàng thái hậu, nào phải dâng cho bà ấy ?”.

Liễu Công Quyền nói: “Để thần kể lại hai chuyện xưa cho ngài nghe, ngài sẽ rõ hơn: Có một người đội một chiếc nón đi qua một vườn cây đầy mận chín, trong sự vô ý, giơ tay sửa nón, người khác bèn nghi ông ta trộm hái mận. lại có một người, trong lúc băng qua ruộng dưa, đúng lúc dây giày bị đứt, ông ta ngồi thụp xuống để cột lại, không ngờ kẻ khác bảo rằng ông ta trộm dưa. Những cử chỉ của họ rất dễ đưa đến sự hiềm nghi như vậy.”

Văn Tông nghe xong hai câu chuyện mới sáng tỏ nguyên nhân. Nhân đó cho họp văn võ bá quan, trình bày một cách rõ ràng việc phái bổ Quách Khiếu.

Liễu Công Quyền vốn là nhà đại thư pháp đời Đường, chuyện “ruộng dưa gốc mận” mà ông nói lúc bấy giờ vốn là hai câu thơ trong cổ nhạc phủ “Quân tử hành” : “Ruộng dưa không cột giày, gốc mận không sửa mũ” (qua điền bất nạp lý, lý hạ bất chỉnh quan), ý nói : Trong ruộng dưa mà khom xuống cột lại dây giày thì rất dễ khiến người ngi ngờ mình trộm dưa; ở dưới gốc mận mà giơ tay sửa mũ rất dễ khiến người nghi ngờ mình trộm mận. Do đó mà bảo người trong ruộng dưa đừng nên cột lại dây giày, và ở dưới gốc mận đừng nên sửa lại mũ.

Rõ ràng, cả hai người này đều không làm điều gì xấu, nhưng ở những thời điểm và địa điểm không thích hợp, hành vi của họ lại khiến người khác sinh lòng hiềm nghi như vậy đấy.”

Từ đấy về sau, phàm chúng ta xử sự làm người khác nghi ngờ hay làm việc chi mà muốn tránh nghi ngờ, bèn nói “ruộng dưa gốc mận”. Ví như trong trường đang thi cử, một bạn học sinh giỏi nào đó đem bài lên nộp trước, vì để tránh mối nghi “ruộng dưa gốc mận”, học sinh này sẽ không ghé đến chỗ ngồi của bạn chưa làm xong bài mà một mạch đi ra khỏi phòng thi.

Áp dụng triết lý "tránh drama thị phi" cho dân công sở

Trong môi trường làm việc, triết lý “ruộng dưa gốc mận” kể trên cũng được áp dụng khi mà dân văn phòng phải hàng ngày đối mặt với vô vàn thị phi công sở, và dễ trở thành tâm điểm cho những kẻ “ghen ăn tức ở” thích châm chích, chống đối.

Nếu một ngày đẹp trời nào đó, bạn được thưởng vì đạt được thành tích nhân viên xuất sắc nhất, hoặc thậm chí là thăng chức, tăng lương. Bấy nhiêu đó đủ để gây ra thị phi, khiến những những kẻ ghen ghét dấy lên nghi vấn và tin đồn.

Ở vào trường hợp này, bạn cần phải làm gì? Câu trả lời chính là học tập cách xử lý của Đường Văn Tông như câu chuyện trên: Phải khiến họ tâm phục khẩu phục.

Đừng bao giờ thể hiện sự phẫn nộ, bực bội và tìm cách đáp trả những thị phi, tin đồn xung quanh vì bạn càng phản ứng càng khiến những kẻ xấu chơi có cơ hội hả hê và cho rằng những suy diễn của bản thân họ là có căn cứ, đồng thời xem bạn mới là người đuối lý.

Nếu bản thân thực sự có năng lực, đừng ngại thể hiện mình và càng không bao giờ quan ngại khi bản thân nhận được những sự tưởng thưởng xứng đáng. Những kỹ năng, thành tựu của bạn sẽ là điều mà không ai có thể phủ nhận được.

Thường ngày, hãy luôn nỗ lực tự rèn giũa bản thân để trở nên xuất sắc hơn cả, khiến không ai có thể phủ nhận công sức của mình. Có như vậy, những thành tố sâu mọt nơi công sở mới hết đường đặt điều, ghen ghét và tạo thị phi.



Tinh thần đồng minh (allyship) tại nơi làm việc
Tinh thần đồng minh là gì và mang lại lợi ích nào cho tổ chức? Chúng tôi khám phá một vài cách ảnh hưởng đến văn hóa công ty và cách trở thành kiểu đồng minh phù hợp.