PoC (Proof of concept) là gì? Tại sao PoC lại quan trọng trong thời đại 4.0?
PoC có lẽ còn là một khái niệm còn khá lạ lẫm với rất nhiều người. Vậy chính xác thì PoC là gì? PoC có những ứng dụng thế nào trong cuộc sống và các lĩnh vực công việc?

Khái niệm PoC

Khái niệm PoC là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Proof Of Concept (Bằng chứng về khái niệm), được xuất hiện khá nhiều trong các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. PoC là một hình thức tiến hành/ chứng minh một phương pháp, một ý tưởng sáng tạo nào đó là khả thi, hoàn toàn có thể thực hiện được. 

Hoặc hiểu ngắn gọn hơn PoC là phương pháp chứng minh một ý tưởng là khả thi trong thực tế.

Khi có một ý tưởng hoặc đưa ra một lý thuyết nào đó, bạn cần phải chứng minh và thử nghiệm chúng khả thi hay không. Nếu không rất có khả năng ý tưởng của bạn bị đánh giá là "xa vời thực tiễn", "không thực tế", hoặc tệ hơn là "ảo tưởng". Phương pháp PoC sẽ giúp bạn chứng minh những ý tưởng của mình và thuyết phục người đối diện bằng kết quả thật sự. 

Tuy chỉ là một phần nhỏ, nhưng phương pháp này rất hữu dụng. Một khi đã hiểu được PoC là gì bạn sẽ có thể ứng dụng chúng rất tốt trong công việc kinh doanh của mình. 

Lịch sử của PoC

Khái niệm PoC được ra đời khá sớm, khoảng vào năm 1967 và được định  nghĩa chính xác vào năm 1969 bởi Bruce Carsten. Ban đầu PoC là thuật ngữ được dùng trong công nghệ kỹ thuật. Khi đó PoC được dùng để chứng minh một giai đoạn phát triển một phần cứng trong công nghệ, kỹ thuật và chứng minh tính khả thi của phần cứng này. Thế nhưng với khả năng ứng dụng rộng lớn của mình, PoC đã được dùng trong rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như khoa học công nghệ, CNTT, kinh doanh, bảo mật, sản xuất phim - âm nhạc... 

Lợi ích của PoC


Trên thực tế PoC mang lại lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp và các ngành nghề, lĩnh vực ứng dụng nó. Một số lợi ích lớn nhất có thể nhìn ra ngay của phương pháp này đó là:

- Tiết kiệm thời gian và nguồn lực để triển khai. Phương pháp PoC sẽ giúp những người đưa ra ý tưởng có cơ sở để đánh giá và chứng minh ý tưởng này khả thi và đưa cho chủ doanh nghiệp, tránh tình trạng bắt tay ngay vào làm nhưng không thật sự thành công dẫn đến mất thời gian, tiền bạc, nhân lực  và công sức.

- Có có sở, kết quả thực tế để chứng minh hay tranh luận với quản lý, khách hàng đối tác. Nếu bạn là người làm trong kinh doanh hay marketing có lẽ đã từng nghe "Show me your data" (Cho tôi xem dữ liệu của bạn), hay đơn giản hơn là quản lý nói "Anh muốn có kết quả hơn là lý thuyết của em", đủ để hiểu việc có số liệu thực tế quan trọng như thế nào. Rất nhiều trường hợp ý tưởng của khách hàng rất hay nhưng không khả thi, chỉ vì không thể chứng minh nó không thực tế mà nhiều người phải mất kha khá tiền bạc và công sức đấy.

Ứng dụng của PoC

Đối với lĩnh vực CNTT phát triển phần mềm (IT)


Ứng dụng của PoC trong IT

Điều đầu tiên có thể thấy ngay ứng dụng của PoC trong CNTT đó là kiểm thử phần mềm hay test phần mềm. Bạn có biết để một sản phẩm công nghệ đến với tay người dùng, ngoài các công việc truyền thông phía sau, trước hết nhất bạn phải có một sản phẩm hoàn chỉnh. Mà để một sản phẩm công nghệ hoàn chỉnh thì phải thử, phải test phải kiểm tra rất rất nhiều. PoC đã bộc lộ triệt để ứng dụng của mình vào việc xây dựng, phát triển phần mềm cực hiệu quả.

Không chỉ kiểm thử các tính năng của sản phẩm, PoC còn cho phép các nhà phát triển phần mềm phát hiện ra các lỗi để khắc phục chúng, để cuối cùng có được một sản phẩm hoàn chỉnh nhất.

Và khi sản phẩm đến tay đối tác khách hàng của bạn, thông qua phương pháp PoC đã kiểm chứng sản phẩm, bạn sẽ có đầy đủ cơ sở, minh chứng thực tế và dễ dàng thuyết phục được khách hàng của mình.

Đối với lĩnh vực Bảo mật

Công nghệ kỹ thuật số ngày càng phát triển đã ít nhiều tạo nhiều điều kiện cho các hacker "lộng hành" đánh vào các sản phẩm có lỗ hổng bảo mật vào các mục đích xấu. Việc ứng dụng phương pháp PoC sẽ giúp các nhà phát triển phần mềm phát hiện lỗ hổng bảo mật và biết cách chặn lại các lỗ hổng đó. 

Đối với một sản phẩm công nghệ mà nói, bảo mật là một yếu tố vô cùng quan trọng, không chỉ là bảo mật thông tin của người dùng mà còn bảo mật những dữ liệu giá trị, thậm chí mang tầm quốc gia quốc tế. Chinh vì vậy sử dụng phương pháp PoC trong bảo mật sẽ càng tăng thêm giá trị cho sản phẩm, cạnh tranh "ăn đứt" đối thủ của bạn. 

Đối với lĩnh vực Kinh doanh

Kinh doanh là một lĩnh vực rất lớn, bạn sẽ phải thật sự thấu hiểu PoC là gì mới có thể ứng dụng triệt để lợi ích của nó vào công việc kinh doanh của mình, nếu ứng dụng tốt bạn hoàn toàn có thể đem về nguồn doanh thu khủng tuyệt vời!

Mỗi doanh nghiệp có những sản phẩm/dịch vụ riêng, thương hiệu riêng, phân khúc khách hàng riêng, ngay riêng như thiết kế bao bì giữa các sản phẩm của doanh nghiệp cạnh tranh cũng có sự khác biệt rất lớn, do đó không thể không kiểm chứng những điều đó trên thị trường. Việc ứng dụng phương pháp PoC sẽ giúp doanh nghiệp nhận ra thị trường nói chung và khách hàng của mình nói riêng họ muốn gì, yêu thích gì, mong đợi gì từ sản phẩm/dịch vụ hay không hài lòng điều gì. 

Một trong những ưu điểm cực hay của PoC đó là cho khách hàng "kiểm thử" thay doanh nghiệp và thu thập những đánh giá từ họ, từ đó hoàn thiện một cách tốt nhất sản phẩm/dịch vụ để tung ra thị trường.

Như vậy chúng tôi đã giúp bạn giải đáp khái niệm PoC là gì cũng như những ứng dụng tuyệt vời của PoC vào các lĩnh vực lớn quan trọng. Chúc bạn thành công!



Vai trò SPOC là gì? Tại sao SPOC quan trọng với dự án ERP?
SPOC là viết tắt của Single Point Of Contact, nghĩa là người liên hệ duy nhất, hay còn gọi là đầu mối. SPOC có vai trò rất quan trọng trong các dự án CNTT, đặc biệt là các dự án ERP. SPOC có thể là Quản lý dự án (PM), cũng có thể là Chuyên gia phân tích nghiệp vụ dự án (BA).