LGSP Là Gì? Tìm Hiểu Chức Năng Và Các Thành Phần Chính
Xây dựng chính phủ điện tử hiện nay đang được quan tâm bởi nhiều bộ phận, ban, ngành, tuy nhiên đây không phải công việc đơn giản và dễ thực hiện. Trong quá trình xây dựng cần đến một nền tảng đồng bộ có tên là LGSP. Đồng hành cùng bài viết dưới đây để nắm rõ khái nhiệm LGSP là gì cùng chức năng và các thành phần chính của nền tảng này.

LGSP là gì?

LGSP (Local Government Service Platform) là thuật ngữ còn xa lạ với nhiều người, do đó không phải ai cũng biết LGSP là gì. Được hiểu là nền tảng triển khai  Chính Phủ Điện Tử (CPDT) cấp địa phương, tích hợp dữ liệu các cấp từ tỉnh đến Bộ/Ngành, có chứa những dịch vụ dùng chung phục vụ cho các hoạt động quan trọng của quốc gia. Nền tảng này được xây dựng nhằm mục đích chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin của cơ quan, đơn vị thuộc địa phương, Bộ/Ngành, đồng thời đóng vai trò là trung gian phục vụ kết nối thông tin nội bộ của các đơn vị này.

LGSP được xây dựng theo kiến trúc CPĐT thuộc cơ quan cấp Bộ chủ quản hoặc có thể theo kiến trúc CPĐT của cơ quan cấp tỉnh chủ quản, đảm bảo phù hợp với khung kiến trúc của CPĐT.

Lợi ích của LGSP

Theo Ngân hàng thế giới, ứng dụng công nghệ LGSP để xây dựng CPĐT có thể giúp thay đổi mối quan hệ của Chính phủ với người dân, doanh nghiệp và các tổ chức. Hướng tới cung cấp các dịch vụ công tốt hơn đến người dân, doanh nghiệp, tăng cường sự tương tác giữa hai bên. Đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Lợi ích của việc này có thể đo đếm được. Cụ thể tại Mỹ trung bình mỗi người dân tiết kiệm được 753USD/năm từ việc truy cập tới Cổng thông tin điện tử để tra cứu, tìm hiểu thông tin và thực hiện các giao dịch với Chính phủ. Tại Đài Loan, ứng dụng các hệ thống trao đổi văn bản điện tử đã giảm chi phí gửi một văn bản xuống 10 lần (từ 01 USD xuống 0,1 USD), trung bình 1 năm số văn bản trao đổi khoảng 18 triệu bản, tiết kiệm được khoảng 16 triệu USD. Tại Hàn Quốc nhờ ứng dụng các dịch vụ hải quan điện tử đã làm giảm thời gian thông quan.

Còn tại Đức, hệ thống mua sắm điện tử của các cơ quan Chính phủ khi đi vào triển khai đã làm giảm giá mua từ 10-30%, chi phí giao dịch giảm 25-70%; 

Như vậy có thể thấy lợi ích mà LGSP nói riêng hay CPĐT nói chung đem lại thật sự có giá trị cao chứ không bị thổi phồng. Nhận thức được vai trò và xu thế phát triển tất yếu của hành động này, Đảng và Nhà nước đã và đang thực hiện mạnh mẽ chủ trương ứng dụng CNTT, đặc biệt là LGSP vào cải cách hành chính, hiện đại hóa cơ quan Chính phủ, xây dựng một Chính phủ hiệu lực, hiệu quả hơn, thực sự của dân, do dân và vì dân.

Lưu ý: LGSP khác với NGSP (National Government Service Platform).

  • Hệ thống/nền tảng kết nối quy mô quốc gia - NGSP (National Government Service Platform).
  • Hệ thống/nền tảng kết nối quy mô địa phương - LGSP  (Local Government Service Platform) .

 

Các thành phần chính của LGSP là gì?

Nền tảng triển khai CPĐT cấp địa phương được phân tách thành 3 thành phần chính, đóng vai trò vô cùng quan trọng đó là:

  • Cơ sở dữ liệu dùng chung: Có nhiệm vụ tích hợp toàn bộ dữ liệu quan trọng dùng để khai thác, chia sẻ cho các đơn vị bên trong và bên ngoài, bao gồm cả địa phương và trung ương. Cơ sở dữ liệu dùng chung này thường được thiết kế để sẵn sàng cho hoạt động nâng cấp thành cơ sở dữ liệu tầm cỡ quốc gia trong tương lai gần.
  • Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu: Nền tảng này được xây dựng theo mô hình kiến trúc tích hợp hướng dịch vụ SOA, đảm bảo kết nối với cổng thông tin điện tử, cổng dịch vụ công trực tuyến cùng hệ thống nội bộ hiện có.
  • Cổng thông tin quản lý và khai thác dữ liệu: Thường được tích hợp cùng cơ sở dữ liệu dùng chung và hệ thống thông tin quản lý các chuyên ngành khác.

Mặc dù có 3 thành phần rõ ràng nên trên, tuy nhiên do có độ phức tạp về thiết kế và công nghệ, muốn xây dựng LGSP hoàn thiện đòi hỏi công ty phần mềm triển khai phải đảm bảo đủ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm và sự uy tín nhất định.

Đặc biệt việc phát triển  CPĐT  là quá trình cần thời gian dài, liên tục và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Do đó các tổ chức, cơ quan, ban ngành cần phân chia cụ thể để xác định mức độ phát triển, đồng thời hình thành cơ sở để xây dựng lộ trình, kế hoạch giúp các hoạt động tiếp sau có thể được thực hiện đúng nhu cầu và điều kiện thực tế.

Chức năng của Local Government Service Platform

Hoạt động xây dựng nền tảng triển khai CPĐT cấp địa phương đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển CPĐT, nhất là khi việc triển khai và ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan, ban ngành đang dần phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng. Vậy lợi ích khi xây dựng LGSP là gì?

  • Giúp nâng cao khả năng kết nối liên tục giữa các ban, ngành, cơ quan, đơn vị, qua đó dễ dàng tích hợp, chia sẻ và sử dụng hiệu quả thông tin, cơ sở hạ tầng.
  • Tạo được cơ sở xác định các thành phần cũng như hệ thống công nghệ thông tin cần xây dựng, đồng thời tìm được lộ trình, trách nhiệm để triển khai.
  • Tăng tính linh hoạt khi thực hiện xây dựng và triển khai các thành phần, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu ngoài thực tế.
  • Giúp hạn chế việc đầu tư trùng lặp, nhờ vậy tiết kiệm chi phí, thời gian triển khai các hoạt động của CPĐT.

Lập kế hoạch đảm bảo kinh doanh liên tục (Business Continuity Planning - BCP) ứng phó rủi ro
Lập kế hoạch đảm bảo kinh doanh liên tục (tiếng Anh: Business Continuity Planning - BCP) là quá trình tạo ra một hệ thống phòng ngừa và phục hồi hoạt động kinh doanh nếu một mối đe doạ tiềm tàng nào đó đối với công ty xảy ra.