PLM là gì?
PLM – Product Lifecycle Management được hiểu là quá trình quản lý vòng đời sản phẩm. PLM bao gồm việc quản lý dữ liệu và quy trình trong thiết kế, sản xuất, kỹ thuật, bán hàng và dịch vụ của một sản phẩm. Việc này được thực hiện liên tục trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm đó trên chuỗi cung ứng.
Trong lĩnh vực sản xuất, PLM đã xuất hiện từ rất lâu. Ngày nay, thuật ngữ này đã trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi. PLM thường đề cập đến một giải pháp phần mềm hoặc các lĩnh vực khác ngoài quy trình sản xuất.
Tại sao doanh nghiệp cần PLM?
PLM giúp doanh nghiệp giải quyết những rủi ro không mong muốn trong quá trình thiết kế và sản xuất. Ngoài ra, PLM còn hỗ trợ doanh nghiệp sắp xếp và tích hợp các nguồn lực chính. Nhờ đó, bạn sẽ nhanh chóng truy cập các thông tin của sản phẩm.
Trước đây, PLM được tạo ra nhằm hỗ trợ kỹ sư trong việc phát triển sản phẩm mới, giúp kiểm soát vòng đời của sản phẩm hiệu quả hơn. Hiện tại, PLM đã phát triển thành phương pháp giúp doanh nghiệp giải quyết nhiều vấn đề hơn, bao gồm: tiếp thị, bán hàng, chăm sóc khách hàng, nhà cung cấp, đối tác,…
Phần mềm PLM mở rộng thêm nhiều lợi ích mới về quản lý vòng đời sản phẩm trong tổ chức. Chúng đáp ứng tính minh bạch và cải thiện nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, PLM còn tăng chất lượng các sản phẩm mang tính phức tạp, tăng doanh thu và tung sản phẩm ra thị trường nhanh hơn.
4 giai đoạn của vòng đời sản phẩm
Ý tưởng chính là nguồn gốc khởi sinh cho một vòng đời sản phẩm. Vòng đời sản phẩm thường bao gồm 4 giai đoạn chính: giới thiệu, tăng trưởng, chín muồi và suy giảm.
Giai đoạn 1: Giới thiệu
Sản phẩm mới được tung ra thị trường thường tốn kém, chịu nhiều rủi ro. Điều này có nghĩa là doanh số bán hàng, chi phí nghiên cứu, sản xuất và phản ứng của người dùng tương đối thấp.
Giai đoạn 2: Tăng trưởng
Sau một thời gian ổn định trên thị trường, sản phẩm sẽ trở nên phổ biến hơn giúp doanh số bán hàng và lợi nhuận tăng cao. Quá trình tiếp thị cũng được tối ưu hóa một cách ổn định.
Giai đoạn 3: Chín muồi
Trong giai đoạn này, vòng tròn ảnh hưởng của sản phẩm ngày càng mở rộng. Thời điểm này thích hợp để doanh nghiệp tập trung vào việc tiếp thị. Đồng thời, bạn cũng dễ dàng đưa ra quyết định cải tiến sản phẩm hoặc thay đổi quy trình sản xuất trong tương lai.
Giai đoạn 4: Suy giảm
“Cuộc vui nào rồi cũng sẽ tàn”, tính phổ biến của sản phẩm cũng thế. Cạnh tranh là xu hướng tất yếu trong bất kỳ lĩnh vực nào. Sản phẩm của bạn sẽ phải đối diện với các đối thủ lớn nhỏ khác. Thêm vào đó, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ngày một cao.
Lúc này, doanh nghiệp bạn cần tập trung vào việc giảm chi phí sản xuất và tiếp thị đến các thị trường kém phát triển. Đồng thời, bạn có thể tái đầu tư cho sản phẩm mới chất lượng hơn.
Ứng dụng của giải pháp PLM
PLM được ứng dụng rộng rãi trong những hoạt động sản xuất, thiết kế sản phẩm. Ngoài ra, những ngành công nghiệp chế biến như hóa chất, thực phẩm, dược liệu,… cũng có sự “đóng góp” của PLM.
Bên cạnh đó, giải pháp PLM cũng rất hữu ích cho các dịch vụ mang tính cấu trúc, điển hình như: bảo hiểm, tài chính ngân hàng, viễn thông,… Sản phẩm của những lĩnh vực này không hiện diện hữu hình như các hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, chúng lại có những yêu cầu thiết yếu về quản lý vòng đời và dữ liệu sản phẩm.
Tích hợp công nghệ mới
PLM chỉ hoạt động tốt khi chúng được tích hợp cùng các quy trình và công nghệ mới của doanh nghiệp. Phần mềm có thể kết hợp với ERP (hoạch định tài nguyên doanh nghiệp) và CAD (hệ thống thiết kế) để cùng giao tiếp và làm việc hiệu quả cùng nhau.
Ngoài ra, PLM tích hợp với IoT giúp các chuyên gia truy cập trực tiếp vào thông tin thực của hiệu suất sản phẩm. Nhờ đó, tốc độ phản hồi của doanh nghiệp sẽ nhanh và chính xác hơn.
Mỗi ngành nghề, lĩnh vực đều có những định hướng khác nhau để khai phá tiềm năng cho hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình. Vì thế, giải pháp PLM cũng sẽ được tận dụng dựa trên quy tắc riêng của mỗi doanh nghiệp.
Những chức năng cần có của một phần mềm Quản lý vòng đời sản phẩm
Hiện nay, phần mềm quản lý vòng đời sản phẩm hiện đại đang nhanh chóng trở thành nền tảng cho chuyển đổi số doanh nghiệp nhờ khả năng đáp ứng các yêu cầu công nghệ, lưu trữ hồ sơ sản phẩm, từ đó phục vụ cho các chiến lược phát triển sản phẩm và chuỗi cung ứng.
Tuỳ thuộc vào tính chất của sản phẩm của mỗi doanh nghiệp mà hệ thống quản lý vòng đời sản phẩm cần phải cung cấp các chức năng khác nhau. Tuy nhiên, các chức năng quan trọng dưới đây cần được doanh nghiệp chú trọng khi xây dựng hệ thống quản lý vòng đời sản phẩm nhằm bảo đảm cung cấp các công cụ phù hợp để quản lý tốt nhất sản phẩm và thông tin dữ liệu sản phẩm của doanh nghiệp.
Chia sẻ dữ liệu
Yếu tố cốt lõi của một phần mềm quản lý vòng đời sản phẩm nằm ở khả năng lưu trữ, chia sẻ và truy vấn dự liệu nhằm phục vụ cho các tác vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Khả năng chia sẻ dữ liệu thời gian thực cũng giúp hệ thống hoá các quy trình và nâng cao khả năng phối hợp, giao tiếp, không chỉ giữa các phòng ban mà còn với đối tác, khách hàng.
Quản lý sự thay đổi
Phần mềm PLM cho phép các công ty theo dõi mỗi sự thay đổi, đánh giá ảnh hưởng của sự thay đổi đó nhằm tối ưu các hoạt động, chi phí và hiệu quả khi quyết định áp dụng thay đổi với sản phẩm trong từng dự án. Nó cũng cung cấp các dữ liệu phân tích như tình trạng tồn kho, thời điểm của thị trường, thay đổi trong sản xuất, cũng như theo dõi quy trình làm việc và phê duyệt.
Quản lý dự án
Phần mềm PLM nâng cao khả năng quản lý dự án bằng cách tạo ra một môi trường hợp tác từ khi lên ý tưởng cho đến khi sản phẩm đến tay khách hàng. Nó theo dõi quá trình phát triển và sản xuất sản phẩm theo thời gian, đảm bảo đúng tiến độ và đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan có thông tin cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tích hợp hệ thống
Phần mềm PLM chỉ tốt khi nó có khả năng tích hợp với các quy trình và công nghệ khác của công ty. PLM nên được tích hợp song song với hệ thống thiết kế (CAD), phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP), phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM),… để đem lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp và khách hàng.
Những câu hỏi thường gặp về PLM
Ví dụ điển hình về PLM trong thực tiễn?
Hiện nay, hệ thống PLM đang được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất. Một số ngành công nghiệp chủ chốt như: ô tô, quốc phòng, hàng không vũ trụ,…, đều thực thi quản lý vòng đời của sản phẩm. Có 3 ví dụ tiêu biểu như:
Humboldt Wedag – Nhà lãnh đạo của doanh nghiệp sản xuất xi măng nổi tiếng xây dựng một giải pháp PLM tối ưu. Chúng giúp nhân viên cộng tác trong quy trình thiết kế bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Kaeser Kompressoren – Nhà sản xuất và cung cấp khí nén ứng dụng PLM trong quá trình cộng tác và tăng năng suất.
Sartorius – đối tác quốc tế của ngành nghiên cứu dược phẩm và khoa học đời sống ứng dụng PLM nhằm cải thiện quản lý chất lượng và hiệu quả sản phẩm.
Điểm khác nhau giữa PLM và PDM là gì?
- PLM: Có thể quản lý mọi khía cạnh của sản phẩm thông qua vòng đời của nó.
- PDM (Product Data Management): Chỉ nắm bắt và duy trì thông tin sản phẩm thông qua sự phát triển và vòng đời hữu ích của chúng.
Thế nào là phần mềm kiến tạo?
Phần mềm kiến tạo là dạng phần mềm lõi, phần mềm nền tảng có thể cung cấp giải pháp giúp phát triển sản phẩm mới. Chúng bao gồm những tính năng như: phân tích dữ liệu, công cụ giao tiếp, phân công nhiệm vụ, phát hiện lỗi, biểu đồ sản phẩm,…
Vai trò của hệ thống phần mềm PLM là gì?
Hệ thống phần mềm PLM có khả năng quản lý sản phẩm và dữ liệu liên quan thông qua vòng đời của sản phẩm. Ngoài ra, chúng còn biểu thị quy trình thiết kế sản phẩm cho các bên liên quan trong kinh doanh.
Via TIGOSOFTWARE