Pick To Light và Put To Light có gì khác nhau?
Pick To Light là giải pháp sử dụng để hỗ trợ cho việc “Picking”, tức nhặt hàng. Ngược lại, Put To Light là giải pháp sử dụng để hỗ trợ cho việc “nhập hàng”; “soạn hàng”. Hiểu một cách đơn giản, Put To Light là giải pháp ngược lại của Pick To Light.

Pick To Light và Put To Light là hai giải pháp nổi bật được nhiều công ty sản xuất, logistics áp dụng để kiểm soát quy trình lấy hàng và bổ sung hàng hóa trong kho hiệu quả. Vậy hai giải pháp này có gì khác nhau? 

Sơ lược về Pick To Light và Put To Light

Pick To Light (hay Digital Picking System – DPS) là giải pháp nhặt hàng bằng ánh sáng, cho phép nhân viên kho dựa vào vị trí mà các module đèn đang phát sáng tại các giá kệ để nhận biết chính xác vị trí và số lượng của sản phẩm cần lấy.


Put To Light (hay Digital Assorting System – DAS) có quy trình làm việc ngược lại với Pick To Light. Khi sử dụng công nghệ Put To Light, nhân viên kho chỉ cần scan mã hàng cần nhập, vị trí đặt hàng được quy định trên hệ thống sẽ chỉ định module ánh sáng tương ứng bật lên giúp nhân viên vận hành đặt hàng vào đúng nơi quy định, từ đó tiết kiệm thời gian nhập hàng.

Hiểu một cách đơn giản thì Pick To Light là giải pháp hỗ trợ cho việc “Picking”, tức nhặt hàng. Trong khi đó, Put To Light được sử dụng để nhập và soạn hàng. Khi được áp dụng hiệu quả, hai giải pháp này sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng tốc độ nhập hàng cũng như tăng độ chính xác lên đến hơn 10 lần so với việc sử dụng các hình thức nhập hàng thủ công bằng giấy.

Sự khác nhau giữa Pick To Light với Put To Light

Hai hệ thống Pick To Light và Put To Light thường bị nhầm lẫn vì cả hai đều có màn hình ánh sáng trên kệ lấy hàng và hai giải pháp này có cùng mục đích: tăng tốc độ thực hiện đơn hàng và giảm sai sót. Trên thực tế, sự khác biệt chính giữa hệ thống Pick To Light và Put To Light nằm ở chức năng của người vận hành trong suốt quá trình nhặt hàng, lấy hàng, phân loại hàng. Đối với hoạt động Pick To Light, người vận hành sẽ lấy một số lượng hàng ra khỏi thùng/kệ. Trong khi đối với Put To Light, người vận hành sẽ đặt sản phẩm vào hộp hoặc ngăn kéo, việc lấy ra ánh sáng bao gồm việc loại bỏ số lượng hàng hóa được chỉ định trong thùng chứa.


Pick To Light với Put To Light đều ứng dụng công nghệ ánh sáng

Dưới đây là một vài điểm khác biệt trong hai giải pháp:

Pick To Light

  • Ứng dụng: Pick To Light là giải pháp hỗ trợ nhặt hàng, thường được sử dụng trong các trung tâm hoàn thành các đơn hàng (Fulfillment Center).
  • Phương thức phân loại: Mỗi đèn tương ứng với một SKU.
  • Hạn chế: Pick To Light thường không được dùng trong các kho hàng bán lẻ hoặc thương mại điện tử vì bản chất của các kho hàng này là số lượng mã hàng cực kì lớn và phức tạp. Việc sử dụng Pick To Light trong các trường hợp này sẽ không tối ưu hóa được bài toán kinh tế và không cải thiện được toàn bộ cục diện của kho mà chỉ đơn giản là làm tốt hơn các giải pháp hiện hành.

Put To Light


  • Ứng dụng: Put To Light hỗ trợ sắp xếp và soạn hàng, thường được sử dụng tại các kho hàng thực phẩm, kho cross docking, trung tâm phân phối (DC – Distribution Center) mà tại đó, mỗi vị trí đèn sẽ tương ứng với một đơn hàng của một cửa hàng cần vận chuyển thực phẩm tới.
  • Phương thức phân loại: Mỗi đèn tương ứng với một đơn hàng/khách hàng
  • Hạn chế: Put To Light không phù hợp với các kho hàng có nhiều mã hàng được đặt tại một vị trí, hay những kho hàng có yêu cầu free-location (các mã hàng sẽ không được quy định vị trí đặt cố định mà công nhân khi thấy vị trí nào còn trống sẽ cho hàng vào)

Trên đây đặc điểm, ứng dụng của Pick To Light và Put To Light. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết, các doanh nghiệp đã phân biệt được sự khác nhau giữa hai giải pháp này và áp dụng phù hợp với cho đơn vị của mình.

Giải pháp công nghệ nào cho doanh nghiệp

Hiện nay có rất nhiều hệ thống CNTT bao gồm phần mềm và phần cứng kết hợp để vận hành 2 hoạt động này.  Đặc điểm chung của các hệ thống này là giá khá đắt.

Tuy nhiên có những công nghệ rẻ hơn dành cho phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp logistics có dưới 500 nhân viên. Điển hình hệ sinh thái Odoo với 10000 phân hệ trên kho ứng dụng, rất nhiều phân hệ hỗ trợ vận hành Logistics.

 
 

 
 


Ưu điểm của Odoo là chi phí rẻ, dễ sử dụng. Hàng năm đều cập nhật các công nghệ hiện đại do vậy rất dễ dàng customize theo nhu cầu thực tế của từng doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp có thể liên hệ với đội ngũ TIGO để phân tích yêu cầu, nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và triển khai dùng thử Odoo Logistics.


Điều độ sản xuất (Production Scheduling) là gì? Đặc điểm, mục tiêu và phương pháp
Điều hộ sản xuất, hoặc lập kế hoạch sản xuất là quá trình xác định khi nào sản phẩm sẽ được sản xuất để tối đa hóa hiệu quả đồng thời hạn chế tình trạng tồn kho và đầu vào và đầu ra không cân bằng. Quá trình này bao gồm việc tối ưu hóa địa điểm, thời gian, cách thức và loại vật liệu bạn sẽ sử dụng để sản xuất sản phẩm của mình.