Điều độ sản xuất (Production Scheduling) là gì? Đặc điểm, mục tiêu và phương pháp
Điều hộ sản xuất, hoặc lập kế hoạch sản xuất là quá trình xác định khi nào sản phẩm sẽ được sản xuất để tối đa hóa hiệu quả đồng thời hạn chế tình trạng tồn kho và đầu vào và đầu ra không cân bằng. Quá trình này bao gồm việc tối ưu hóa địa điểm, thời gian, cách thức và loại vật liệu bạn sẽ sử dụng để sản xuất sản phẩm của mình.

Điều hộ sản xuất, hoặc lập kế hoạch sản xuất là quá trình xác định khi nào sản phẩm sẽ được sản xuất để tối đa hóa hiệu quả đồng thời hạn chế tình trạng tồn kho và đầu vào và đầu ra không cân bằng. Quá trình này bao gồm việc tối ưu hóa địa điểm, thời gian, cách thức và loại vật liệu bạn sẽ sử dụng để sản xuất sản phẩm của mình.

Điều độ sản xuất là gì?

Điều độ sản xuất trong tiếng Anh là Production Scheduling.

Điều độ sản xuất là toàn bộ các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, điều phối, phân công lao động  cho từng người, từng nhóm người, từng máy và sắp xếp thứ tự công việc ở từng nơi làm việc nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ.

Cũng có thể hiểu, điều độ sản xuất là quá trình đồng bộ hóa và lập kế hoạch các bước trong qui trình sản xuất để đảm bảo rằng quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ và khách hàng nhận được đơn đặt hàng đúng tiến độ.

Điều độ sản xuất là khái niệm đề cập tới khâu tổ chức, chỉ đạo triển khai sản xuất đã được thiết kế. Từ đó, doanh nghiệp sẽ hiện thực hóa kế hoạch sản xuất và mục tiêu kinh doanh đã đặt ra. Để hoạt động này diễn ra một cách hiệu quả thì nhà quản lý doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng dự báo, thiết kế sản phẩm và quy trình, hoạch định hệ thống sản xuất và đào tạo người lao động.

Đặc điểm của điều độ sản xuất

Đặc điểm của điều độ sản xuất khác nhau trong từng hệ thống sản xuất, cụ thể như sau:

Đối với hệ thống sản xuất khối lượng lớn

Hệ thống sản xuất này mang tính dòng chảy và cân đối của toàn bộ khâu. Khi tiến hành xây dựng lịch trình sản xuất của hệ thống này, doanh nghiệp cần hoạch định năng lực sản xuất phân tích kỹ mối quan hệ chặt chẽ giữa nguyên liệu, quá trình, lao động, đầu ra và tiêu thụ. 

Để điều độ sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp cần phân tích đánh giá những yếu tố sau:

  • Thiết kế sản phẩm, quy trình của công nghệ;
  • Sửa chữa và bảo trì;
  • Những vấn đề liên quan đến chất lượng;
  • Độ tin cậy và đúng hạn của hệ thống chuỗi cung ứng;
  • Chi phí và khả năng sản xuất của khâu sản xuất.

Đối với hệ thống sản xuất gián đoạn

Hệ thống này có đặc điểm là khối lượng sản xuất nhỏ, nhiều chủng loại và công việc thường xuyên thay đổi. Do đó công tác điều độ có phần khó khăn và phức tạp hơn. Nội dung chủ yếu của quá trình này tập trung vào xây dựng, chỉ đạo thực hiện ​lịch trình sản xuất,phân công lao động và máy móc đến từng khu vực làm việc. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chú ý đến những vấn đề như:

  • Độ lớn của loạt sản xuất;
  • Thời gian thực hiện mỗi công việc và​ tiến độ sản xuất;
  • Thứ tự của từng công việc;
  • Phân công nơi thực hiện của công việc.

Đối với hoạt động phân giao, sắp xếp công việc cho nơi làm việc, máy móc, người lao động; doanh nghiệp cần quan tâm đến các vấn đề sau:

  • Đặc điểm và tính chất của công việc;
  • Sự đòi hỏi về công nghệ;
  • Tính năng, công dụng của máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ;
  • Trình độ và khả năng làm việc của các công nhân.

Mục tiêu của điều độ sản xuất

Doanh nghiệp cần quan tâm đến các mục tiêu của điều độ sản xuất liệt kê dưới đây:

  • Tối ưu hóa thời gian cho dự án: Thời gian được xác định bởi trung bình thời gian hoàn thành cho mỗi công việc được điều độ.
  • Tối ưu hóa độ sử dụng máy móc: Được xác định bởi phần trăm máy được sử dụng trên tổng thời gian sẵn có.
  • Cực tiểu lượng công việc được thực hiện: Được đo do trung bình lượng công việc có trong hệ thống. Giảm lượng công việc đang thực hiện đồng nghĩa với việc giảm lượng tồn kho ở hệ thống.
  • Cực tiểu thời gian quá hạn: Được xác định bởi số ngày quá hạn trung bình của công việc.

Các phương pháp điều độ sản xuất

Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn các phương pháp để điều độ sản xuất một cách hiệu quả cho doanh nghiệp. Các bạn hãy cùng tham khảo ngay sau đây!​


Điều độ sản xuất thuận

Điều độ khâu sản xuất theo phương pháp thuận được thực hiện ngay khi có yêu cầu công việc. Bắt đầu từ bước đầu tiên và kết thúc ở bước cuối cùng của công việc đó. Điều này giúp công việc được hoàn thành một cách sớm nhất.


Điều độ sản xuất thuận. Nguồn: sap-sd-certification.blogspot.com

Tuy vậy, phương pháp này cũng không đảm bảo được thời gian hoàn thành sẽ không vượt quá ngày đến hạn của công việc. Đây là phương pháp thường được áp dụng cho sản xuất theo đơn hàng, sản phẩm phân phối và tồn kho bán phẩm gia tăng ở các nhà máy.

Điều độ sản xuất ngược

Ngược lại, đối với điều độ quy trình sản xuất theo phương pháp nghịch sẽ bắt đầu từ ngày đến hạn của công việc. Sau đó điều độ từ bước công việc cuối cùng trước rồi mới ngược trở về bước công việc đầu tiên. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp này trong các lĩnh vực sản xuất lắp ráp và tồn kho bán phẩm thấp.

Điều độ sản xuất nghịch áp dụng trong sản xuất lắp ráp và tồn kho thấp


Điều độ sản xuất ngược. Nguồn: sap-sd-certification.blogspot.com

Quy trình điều độ sản xuất

Sau đây là 5 bước cơ bản để tạo nên quy trình điều độ sản xuất một cách hoàn chỉnh:

  • Lên lịch trình sản xuất: Từ xác định số lượng và khối lượng công việc, tổng thời gian hoàn thành công việc, thời điểm bắt đầu và kết thúc của từng công việc và thứ tự thực hiện công việc đó.
  • Dự trù số lượng máy móc, nguyên vật liệu và nhân lực cần thiết: Điều này nhằm hoàn thành khối lượng công việc đặt ra trong quy trình sản xuất.
  • Điều phối và phân chia công việc, thời gian hoàn thành: Việc làm này cho mỗi bộ phận, lao động và thiết bị.
  • Sắp xếp thứ tự công việc trên tại từng khu vực trong nhà máy: Điều này giúp cho thời gian ngừng và thời gian chờ trong quá trình chế biến sản phẩm được hạn chế một cách tối đa..
  • Kiểm tra, giám sát thường xuyên: Điều này nhằm phát hiện kịp thời sự cố có thể gây ảnh hưởng đến việc hoàn thành đúng với tiến độ sản xuất và chất lượng. Từ đó, doanh nghiệp có những biện pháp xử lý kịp thời.

Kết luận

Điều độ sản xuất phải giải quyết toàn bộ các vấn đề như giảm thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng, chi phí dự trữ, thời gian sản xuất đồng thời phải sử dụng hiệu quả các nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Điều độ sản xuất giúp doanh nghiệp lựa chọn phương án tổ chức và triển khai kế hoạch giúp tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao năng lực sản xuất.


Khác nhau giữa MRP I và MRP II?
Hoạch định nguồn lực sản xuất (tiếng Anh: Manufacturing Resource Planning, viết tắt: MRP II) là một hệ thống thông tin tích hợp được sử dụng bởi các doanh nghiệp, được phát triển từ hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP).