Pokayoke: XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐỂ AI LÀM CŨNG KHÔNG BỊ THẤT BẠI
Con người nếu có thất bại cũng là chuyện đương nhiên. Vì vậy, Toyota xây dựng hệ thống dù có muốn cũng không thể thất bại.

Con người nếu có thất bại cũng là chuyện đương nhiên. Vì vậy, Toyota xây dựng hệ thống dù có muốn cũng không thể thất bại.

Toyota không quy trách nhiệm thất bại cho cá nhân, họ giải quyết vấn đề bằng cách xây dựng hệ thống để không xảy ra thất bại.

Tức là, Toyota suy nghĩ ra hệ thống để kể cả nhân viên MỚI hay người đã có kinh nhiệm, ai làm cũng không thể thất bại.

Hệ thống đó có tên là “Pokayoke”

Đây là thiết bị phòng ngừa lỗi tác nghiệp, được đặt trong dây chuyền sản xuất. Con người khác với robot, con người không thể làm việc một cách hoàn hảo do đó sẽ có lỗi tác nghiệp. Dù nhân viên đó xuất sắc như thế nào đi nữa, giả sử 100,000 lần thao tác không lỗi thì cũng không thể chắc chắn rằng anh ta sẽ không mắc lỗi ở lần thứ 100,001.

Vì vậy, “Pokayoke” ra đời để dù người công nhân có mắc lỗi thì sản phẩm lỗi không chảy xuống công đoạn sau, từ đó giúp phòng ngừa thất bại.

Toyota xây dựng hệ thống mà khi công nhân làm sai quy trình, dây chuyền sẽ tự động dừng. Do đó, nếu nhân viên có sai sót thì cũng không tạo ra sản phẩm lỗi.


Ví dụ, trong công việc đi lấy linh kiện, khi người công nhân chạm thẻ vào máy, nơi chứa linh kiện cần thiết sẽ phát sáng. Sau khi lấy xong linh kiện này, nơi chứa linh kiện cần lấy tiếp theo sẽ phát sáng. Gần đây Toyota đã nâng cao kỹ thuật, nếu chưa lấy xong linh kiện cần lấy trước thì cửa của thùng chứa linh kiện cần lấy tiếp theo sẽ không mở. Làm được như thế này thì người mới làm việc cũng không thể lấy nhầm linh kiện.



Nguyên tắc 3M của người Nhật: Tối giản, tinh gọn và tiết kiệm là con đường dẫn tới thành công
3M là từ viết tắt của: Muda (無駄), Muri (無理) và Mura (ムラ)