Trong lĩnh vực Thu Mua, chắc hẳn rằng bạn đã từng nghe về "Strategic Sourcing". Vậy Strategic Sourcing là gì? Tại sao các doanh nghiệp cần Strategic Sourcing? Hãy cùng khám phá ngay nhé!
Strategic Sourcing là gì?
Strategic Sourcing (tạm dịch là tìm nguồn cung cấp chiến lược) là một quá trình bao gồm rất nhiều công việc quan trọng như thu thập dữ liệu, phân tích chi tiêu, nghiên cứu thị trường, đàm phán và ký kết hợp đồng. Hiểu đơn giản hơn thì đây là quá trình các doanh nghiệp tìm mua và thanh toán để có được hàng hóa và dịch vụ. Quy trình Strategic Sourcing có thể được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu cụ thể của khách hàng nhưng mục tiêu chính của quá trình này là phân tích và nghiên cứu chuyên sâu để đàm phán và tìm được nhà cung ứng lý tưởng, giúp nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tìm nguồn cung ứng chiến lược là một quá trình mua sắm kết nối việc thu thập dữ liệu, phân tích chi tiêu, nghiên cứu thị trường, đàm phán và ký hợp đồng.
Strategic Sourcing là một quy trình quan trọng và cần thiết trong các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm/dịch vụ hiện nay bởi vì nó mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Vậy Strategic Sourcing là gì? Tại sao các doanh nghiệp cần Strategic Sourcing? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn nhé!
Ngày nay khi mà các doanh nghiệp tiếp tục khai thác sức mạnh của toàn cầu hóa để gia tăng hơn nữa hiệu suất kinh doanh thì vai trò của việc tìm nguồn cung ứng hàng hóa và dịch vụ là điều vô cùng cần thiết. Việc này đang góp phần giúp các doanh nghiệp sớm đạt được mục tiêu kinh doanh chiến lược của mình. Tuy nhiên, với thực trạng thế giới vẫn đang rất bất ổn với những biến động kinh tế và chính trị, gián đoạn công nghệ, vv thì việc cạnh tranh trên thị trường cũng trở lên khốc liệt hơn rất nhiều.
Do đó, điều quan trọng hơn cả là các doanh nghiệp phải biết áp dụng các kỹ năng mềm trong việc tìm nguồn cung cấp chiến lược (strategic sourcing) hiệu quả để có thể tối đa hóa hiệu quả và hiệu suất kinh doanh của họ, từ đó có được lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác.
Strategic Sourcing bao gồm các hoạt động gì?
Một cách chi tiết hơn thì trong quy trình Strategic Sourcing, bạn sẽ cần phải:
- Phân tích các sản phẩm mà doanh nghiệp của bạn đang cần, ngân sách để chi tiêu, các quy trình và bộ phận có liên quan.
- Phát triển một chiến lược tìm nguồn cung ứng dựa trên các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân tích thị trường các nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ và tạo ra một danh sách các nhà cung ứng tiềm năng.
- Đưa ra các yêu cầu và tiêu chí cho sản phẩm, đề xuất để thu hút các nhà cung cấp.
- Đàm phán và lựa chọn nhà cung cấp phù hợp.
- Tích hợp các nhà cung cấp vào hệ thống của doanh nghiệp, đưa lên bất kỳ nhà cung cấp mới hoặc nhà cung cấp tiềm năng nào khác.
- Theo dõi các số liệu liên quan đến hiệu suất và tối ưu hóa kế hoạch tìm nguồn cung ứng khi cần thiết.
- Xác định và phân loại các số liệu liên quan đến tình hình chi tiêu của doanh nghiệp
Tại sao các doanh nghiệp cần Strategic Sourcing?
Tìm nguồn cung ứng chiến lược có thể được tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng tổ chức, nhưng mục tiêu chính của nó là tận dụng một hệ thống tích hợp duy nhất để nâng cao lợi nhuận cho tổ chức.
Tìm nguồn cung ứng chiến lược bao gồm: số hóa tài liệu, tham gia vào mạng kinh doanh kỹ thuật số và tự động hóa quy trình làm việc.
Việc có được kỹ năng Strategic Sourcing tốt sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho các doanh nghiệp. Một số lợi ích lớn nhất phải kể đến là:
Tiết kiệm chi phí
Đây có lẽ là lợi ích lớn nhất mà các doanh nghiệp có được từ quy trình Strategic Sourcing. Theo đó, nếu như doanh nghiệp xác định và lựa chọn được các nhà cung cấp tiềm năng nhất, đồng thời đàm phán được mức giá nhập sản phẩm/dịch vụ phù hợp thì doanh nghiệp đó sẽ tiết kiệm được đáng kể chi phí.
Cân bằng mục tiêu kinh doanh
Quy trình Strategic Sourcing tốt cũng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Việc cân bằng hoạt động Strategic Sourcing với các mục tiêu kinh doanh tốt cho phép doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn với hiệu suất cao hơn và giảm thiểu rủi ro khi làm việc với chuỗi cung ứng.
Tìm hiểu chuyên sâu về nhà cung cấp
Tìm nguồn cung ứng trở thành một lợi thế chiến lược khi các tổ chức có thể truy cập dữ liệu của nhà cung cấp thông qua mạng kinh doanh kỹ thuật số, cho phép họ yêu cầu RFP (yêu cầu đề xuất phương án) và để cho các nhà cung cấp cạnh tranh lẫn nhau.
Tìm được nhà cung cấp lý tưởng
Để triển khai hiệu quả quy trình Strategic Sourcing trong doanh nghiệp, bạn cần phải phân tích các nhà cung cấp, hoạt động của họ và những tiềm năng của họ. Khi bạn nghiên cứu tất cả những thông tin đó và phân tích những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp bạn, bạn sẽ dễ dàng tìm được những nhà cung cấp lý tưởng cho bạn.
Đàm phán và ký hợp đồng
Các công cụ tự động có thể tăng tốc quy trình làm việc, đơn giản hóa quy trình chữ ký số và tạo một kho lưu trữ hợp đồng điện tử nơi mà các tổ chức có thể thiết lập cảnh báo gia hạn hợp đồng.
Triển khai và tối ưu hóa:
Khi nguồn cung ứng được tự động hóa và số hóa, các tổ chức có thể tiến nhanh hơn, xây dựng các vòng phản hồi để liên tục tối ưu hóa và liên tục đánh giá các nhà cung cấp để đảm bảo rằng họ nhận được các thỏa thuận cung ứng tốt nhất có thể.
Xây dựng mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp
Quy trình Strategic Sourcing giúp một doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp. Nếu bạn tập trung hơn vào tiềm năng của các nhà cung cấp, tìm được nhà cung cấp đáp ứng được những mục tiêu kinh doanh của bên bạn và cả 2 bên đều được lợi từ việc hợp tác, điều này sẽ cho phép bạn tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp đó. Khi có mối quan hệ hợp tác bền vững, đương nhiên doanh nghiệp của bạn cũng sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ việc này.
Qua những thông tin chuyên trang tuyển dụng, tư vấn nghề nghiệp Joboko chia sẻ trên đây, hy vọng các doanh nghiệp hiểu rõ về thuật ngữ Strategic Sourcing cũng như tầm quan trọng của nó để áp dụng vào việc kinh doanh của mình đạt hiệu quả cao. Bạn đọc muốn tham khảo thêm nhiều bí quyết kinh doanh, tuyển dụng khác thì hãy truy cập vào Joboko thường xuyên nhé.