Vai trò của cơ sở dữ liệu bảo trì
Việc đưa ra quyết định trong bảo trì là một thách thức lớn do nguồn lực bảo trì luôn bị giới hạn, bao gồm thời gian, nhân lực và vật tư. Nhà quản lý bảo trì luôn phải đặt câu hỏi như công việc nào, thiết bị nào cần ưu tiên bảo trì trước. Nếu bảo trì sớm, sẽ dẫn tới lãng phí và gây ra tình trạng thiếu nguồn lực, không đủ thời gian thực hiện. Tuy nhiên, nếu làm quá muộn có thể gây ra hậu quả hư hỏng nghiêm trọng.
Do đó, cơ sở dữ liệu bảo trì đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý bảo trì. Cơ sở dữ liệu về bảo trì cung cấp tình trạng hiện tại của thiết bị và giúp kỹ thuật viên, nhà quản lý hiểu rõ những gì đã xảy ra trong quá khứ. Nhờ đó, người quản lý tài sản và kỹ thuật viên bảo trì có thể đưa ra quyết định chính xác về việc bảo trì thiết bị và tránh sai sót do nhận định chủ quan hay cảm xúc cá nhân.
Trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bảo trì là một trong những lĩnh vực được hưởng lợi rất lớn từ sự phát triển của hệ thống cơ sở dữ liệu big data on cloud. Với các công nghệ này, cho phép cơ sở dữ liệu bảo trì được xây dựng với một lượng dữ liệu đủ lớn trên điện toán đám mây để giúp người quản lý có thể tham khảo và đưa ra quyết định chính xác nhất với thời gian nhanh chóng. Từ đó sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác bảo trì, giúp tăng mức độ sẵn sàng và tuổi thọ của thiết bị, giảm thời gian ngừng máy, giảm hư hỏng và các chi phí sửa chữa phát sinh.
10 lợi ích của việc xây dựng cơ sở dữ liệu trong công tác bảo trì
Cơ sở dữ liệu mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho công việc quản lý bảo trì như:
Đánh giá hiệu suất hoạt động thiết bị: Việc tập trung các dữ liệu về việc vận hành thiết bị tài sản một cách chính xác và đầy đủ giúp nhà quản lý đánh giá được hiệu suất hoạt động của thiết bị hiện tại và xác định được những biến đổi của thiết bị so với quá khứ. Từ đó, nhà quản lý có thể kịp thời đưa ra các quyết định đúng đắn để cải thiện hiệu suất hoạt động của thiết bị.
Tối ưu hóa kế hoạch bảo trì phòng ngừa: Cơ sở dữ liệu bảo trì cũng giúp người quản lý tối ưu hóa kế hoạch bảo trì phòng ngừa dựa trên việc hiểu rõ lịch sử thiết bị, thông tin về các hư hỏng đã xảy ra, những vật tư đã được thay thế, các công việc bảo trì đã được thực hiện, người thực hiện công việc và tần suất thực hiện. Điều này giúp người quản lý có thể kịp thời điều chỉnh hoặc thay đổi kế hoạch bảo trì phù hợp với tình hình thực tế để ngăn chặn các sự cố trước khi chúng phát sinh.
Phát hiện sớm hư hỏng tiềm ẩn: Cơ sở dữ liệu cũng là nền tảng để các hệ thống giám sát AI có thể dựa vào để phân tích và chuẩn đoán sớm các hư hỏng tiềm ẩn. Từ đó đưa ra hành động xử lý đúng đắn và tối ưu nhất về chi phí và nguồn lực.
Xác định chính xác nguyên nhân hỏng hóc: Việc tổng hợp dữ liệu về công tác bảo trì từ nhiều nguồn trong thời gian dài sẽ giúp nhận định chính xác nguyên nhân gốc rễ của hư hỏng, từ đó giúp giảm bớt thời gian và công sức trong việc tìm kiếm nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp nhất.
Quản lý vật tư dự phòng hợp lý: Cơ sở dữ liệu cũng giúp người quản lý đưa ra yêu cầu dự phòng vật tư bảo trì phù hợp với nhu cầu sử dụng của thiết bị, từ đó giảm thời gian tồn kho và số lượng tồn kho không cần thiết.
Báo cáo toàn diện về tình trạng hoạt động của thiết bị: Quyền truy cập vào dữ liệu lưu trữ tập trung đầy đủ cùng với công cụ phân tích như phần mềm quản lý bảo trì như CMMS EcoMaint sẽ giúp người quản lý nhanh chóng tổng hợp được các báo cáo phân tích, từ đó có được cái nhìn toàn diện về tình trạng hoạt động của thiết bị, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn về việc đầu tư vào bảo trì, nâng cấp hoặc thay thế thiết bị khi cần thiết.
Tại các nước đang phát triển, ứng dụng phần mềm quản lý bảo trì thiết bị bằng máy tính (Computerized Maintenance Management System – CMMS) đã trở nên khá quen thuộc thì tại Việt Nam, công tác bảo trì mới chỉ dừng ở việc quản lý thủ công.
Máy móc thiết bị là tư liệu quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu máy móc thiết bị hoạt động tốt, quá trình sản xuất sẽ thuận lợi. Ngược lại nó sẽ gây ra các thiệt hại đáng kể, ngoài chi phí trực tiếp cho quá trình sửa chữa việc ngừng máy do hư hỏng đột xuất còn gây ra các thiệt hại như: giảm năng suất tạo ra sản phẩm, giảm doanh thu và lợi nhuận, tăng hao phí nguyên vật liệu và năng lượng, giảm tuổi thọ máy móc thiết bị, tăng vốn đầu tư cho máy móc thiết bị, … thậm chí nó còn ảnh hưởng đến khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp cũng như làm giảm uy tín đối với khác hàng, mất khách hàng do giao hàng trễ hạn…
Phần mềm quản lý bảo trì thiết bị CMMS được ứng dụng thành công có thể góp phần tăng 20% năng suất và doanh thu của các nhà máy, giảm 20% thời gian ngừng máy, giảm 10 – 20% lượng tồn kho phụ tùng, tăng 10% tuổi thọ máy, giảm 5 – 15% tổng chi phí bảo trì đồng thời giảm 10 – 20% nhân viên bảo trì.
Vì vậy các DN việt Nam cần tiếp cận lý thuyết về bảo trì, các giải pháp công nghệ thông tin để quản lý bảo trì thiết bị đạt được mục tiêu sản xuất nhanh, nhiều, tốt, rẻ nhằm nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh của mình tại thị trường Việt Nam cũng như nước ngoài.
Liên hệ chúng tôi để được cung cấp tài liệu về phần mềm quản lý bảo trì thiết bị
Add: 16 Trần Quốc Vượng, Quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
Tel : +84 919 261086
Email :
info@tigosolutions.com hoặc
customercare@tigosolutions.com