Chuyển đổi kinh doanh (Business Transformation): Bạn đã hiểu đúng và đủ?
Chuyển đổi kinh doanh là một chiến lược quản lý thay đổi có thể được định nghĩa là bất kỳ sự thay đổi, sắp xếp lại hoặc thay đổi cơ bản nào trong hoạt động kinh doanh. Mục đích là thực hiện các thay đổi đối với quy trình, con người hoặc hệ thống (công nghệ) để công ty phù hợp hơn với chiến lược và tầm nhìn kinh doanh của mình.

Tầm quan trọng của việc chuyển đổi kinh doanh

  • Một nghiên cứu cho thấy 75% các công ty S&P 500 sẽ suy thoái trong 15 năm tới. Nghiên cứu khác đề cập 1/3 các công ty sẽ không còn trong danh sách trong 5 năm tới.
  • Nghiên cứu thứ 3 cho thấy tỷ lệ lật đổ các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường đã tăng gấp đôi trong một thế hệ.
  • Phần mềm đang "ăn" thế giới.
  • "Kỳ lân" đang không ngừng tiến lên.


Giám đốc điều hành tại các công ty lớn nhận ra rằng họ cần phải hành động trước những nguy cơ này.

Tuy nhiên, cần tránh nhầm lẫn giữa 3 dạng chuyển đổi kinh doanh chính:

  • Đầu tiên là vận hành (operational): làm những gì bạn đang làm theo cách tốt hơn, nhanh hơn hoặc rẻ hơn. Nhiều công ty đang "số hóa" phù hợp với dạng chuyển đổi này: họ đang sử dụng các công nghệ mới để giải quyết các vấn đề cũ. Một thay đổi lớn trong vận hành có thể gây tiếng vang và thúc đẩy tác động kinh doanh thực sự, nhưng nó không phù hợp với các định nghĩa trong từ điển về "chuyển đổi", chẳng hạn như "thay đổi rõ rệt về hình dạng, bản chất, hoặc hình thức hoặc thay đổi một cách toàn diện,....". Chắc chắn, chi phí sẽ thấp hơn, sự hài lòng của khách hàng có thể tăng lên, nhưng bản chất của công ty là không thay đổi trong bất kỳ cách thức nào. Và, trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, chơi một trò chơi cũ theo cách tốt hơn chỉ đơn giản là không đủ.
  • Dạng chuyển đổi tiếp theo tập trung vào mô hình vận hành (operational model): chuyển đổi cốt lõi (core transformation). Điều này liên quan đến việc: làm những gì bạn hiện đang làm theo một cách hoàn toàn khác. Netflix là một ví dụ tuyệt vời cho dạng chuyển đổi này. Netflix đã chuyển từ gửi DVD qua thư sang truyền phát nội dung video qua Web. Công ty cũng đã chuyển từ phân phối đơn thuần nội dung của các bên khác sang đầu tư mạnh vào việc tạo nội dung của riêng mình, sử dụng thông tin đáng kể về sở thích của khách hàng để tối đa hóa cơ hội tạo ra các nội dung sẽ kết nối với khán giả. Khách hàng vẫn chuyển sang Netflix để giải trí và khám phá nội dung mới, nhưng cách thức cơ bản mà Netflix đang giải quyết vấn đề đã thay đổi gần như hoàn toàn.
  • Dạng chuyển đổi cuối cùng: dạng có nhiều hứa hẹn và tác động mạnh nhất, là chiến lược (strategic). Liên quan đến việc thay đổi bản chất của một công ty. Chất lỏng thành gas, biến chì thành vàng, Apple từ máy tính đến thiết bị tiêu dùng, Google từ quảng cáo đến xe không người lái, Amazon.com từ bán lẻ đến điện toán đám mây, Walgreen từ bán lẻ dược phẩm đến điều trị các bệnh mãn tính, v.v. Nếu được thực thi thành công, chuyển đổi chiến lược tái tạo sức mạnh cho một công cụ tăng trưởng của công ty.
  • Không phải tất cả những nỗ lực này đều có tác động như nhau. Tập trung nỗ lực vào chuyển đổi vận hành "tốt hơn hôm nay" không có gì khác hơn là tạo ra sự tương đương với những người điều hành tốt nhất của mô hình ngày hôm qua. Nó là một công thức cho sự tồn tại ngắn hạn, không bền vững lâu dài. Thay vào đó, các nhà lãnh đạo nên suy nghĩ về cách kết hợp chuyển đổi mô hình vận hành và chuyển đổi chiến lược để thực hiện những chuyển đổi kép. "Transformation A" gia tăng sức mạnh doanh nghiệp hiện tại bởi phát minh lại mô hình vận hành cốt lõi. "Transformation B" tạo ra mảng kinh doanh cốt lõi cho tương lai.

ERP nào thích hợp cho doanh nghiệp SME?
ERP cần thiết đối với mọi doanh nghiệp, mọi quy mô và mọi nhu cầu khác nhau.Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lợi ích mà ERP đem lại rất rõ ràng.