6 chữ NHẪN của người có khả năng kinh doanh: Không có xin chớ "cố đấm ăn xôi" kẻo hỏng việc!
Nếu như bạn không có khả năng nhẫn nhịn được, vậy khi gặp khó khăn hoặc phát sinh vấn đề trong kinh doanh, chắc chắn bạn sẽ không thể tiếp tục kiên trì đến cùng.

Có thể nói rằng, doanh nhân càng chịu đựng được nhiều thì cơ hội thành công càng cao. Người làm kinh doanh bắt buộc phải học cách nhẫn nhịn. Chỉ có như vậy họ mới có thể nắm chắc thành công trong tay mình.

Trước khi thành công, bạn phải học cách chịu đựng nỗi đau của sự cô đơn

Bạn kinh doanh cần đến nguồn vốn nhưng nhiều người không muốn cho bạn mượn tiền. Bạn nhìn người khác thành đạt và giàu có trong khi bản thân vẫn đang thất bại, tâm lý bạn chắc chắn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu. 

Khi gặp khó khăn, không ai có thể tình nguyện giúp đỡ bạn, bạn chỉ còn cách tự vượt lên chính mình và tìm biện pháp giải quyết. Khi những người khác đang kinh doanh phát đạt và kiếm tiền nhanh chóng, bạn vẫn đang phải cố thủ với doanh nghiệp của mình.

Gặp phải những tình huống như vậy, tuyệt đối đừng nhụt chí mà bỏ cuộc. Hãy học cách sống và làm việc độc lập, cố gắng nỗ lực bằng chính bản thân mình. Khi ấy bạn sẽ không còn cô đơn nữa, bởi thành công sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng bạn đến hết cuộc đời.

Học cách chịu đựng nỗi đau của sự tổn thất

Trong giai đoạn đầu khởi nghiệp bạn cần rất nhiều vốn để đầu tư cho nhà máy, thiết bị kỹ thuật và thuê nhân công, thậm chí phải đầu tư cả vào quảng cáo và các hoạt động marketing. Có thể nói giai đoạn đó sẽ chỉ có đầu tư mà không có hoặc thu được rất ít lợi nhuận. Bởi thị trường chưa phát triển, lượng khách mua hàng còn hạn chế. Bạn sẽ luôn phải đau đầu về sự tổn thất.

Vài năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa, bởi kinh doanh quả thực không dễ dàng. Nhưng có những người rõ ràng nợ nần chồng chất nhưng vẫn tiếp tục làm theo con đường kinh doanh. Mục đích để giữ chân khách hàng, giữ chân nhân viên... Bởi nếu không chịu được thua lỗ, doanh nhân sẽ rất khó có cơ hội vực dậy một lần nữa.

Học cách chịu được những đòi hỏi từ khách hàng

Sở dĩ những sản phẩm có thương hiệu lớn luôn được các đại lý tích cực phân phối là vì chúng có thể cung cấp cho họ lượng lớn hỗ trợ quảng cáo, hoạt động, đào tạo và quà tặng. Có được sự hỗ trợ quảng cáo, độ "hot" của sản phẩm sẽ không ngừng được tăng lên, các đại lý cũng cảm thấy buôn bán dễ dàng hơn.


Thường sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được tiêu thụ thông qua các đại lý hoặc cửa hàng bán lẻ. Mặc dù các nhà phân phối này giúp nhà kinh doanh bán sản phẩm, tuy nhiên họ lại thường đưa ra những yêu cầu khắt khe như hạ giá, hỗ trợ quảng cáo, hỗ trợ quà tặng, tiền trợ cấp... Điều này sẽ khiến người làm kinh doanh cảm thấy khó chịu.

Bởi họ cho rằng, chỉ cần cung cấp cho các đại lý sản phẩm với giá thành thấp là xong, còn phần quảng cáo và marketing sẽ do nhà đó tự làm và tự tiêu thụ sản phẩm. Như vậy, các cửa hàng sẽ không hài lòng và tin tưởng vào doanh nghiệp của bạn. Đương nhiên, lượng tiêu thụ sản phẩm chắc chắn sẽ giảm đáng kể.

Để làm hài lòng khách hàng, bạn nên xem xét những yêu cầu của họ. Nếu như có lợi cho cả đôi bên, bạn nhất định phải có những chính sách hỗ trợ và giúp đỡ bên đại lý. Có với những khách hàng yêu cầu vô lý, không mang lại được gì cho thị trường thì bạn hãy bỏ qua, đừng nuôi dưỡng thói quen xấu "được voi đòi tiên" của họ.

Hãy chịu được thách thức của đối thủ cạnh tranh

Trên thị trường kinh doanh có vô vàn những đối thủ nặng ký. Với mục đích gia tăng doanh số và thu hút khách hàng, họ sẽ tung một loạt những hoạt động khuyến mại hấp dẫn để khách hàng mua sản phẩm bên mình.

Đứng trước đối thủ cạnh tranh như vậy, bạn sẽ đứng ra tranh giành hay phớt lờ hoạt động của đối phương? Đây chính là một bài kiểm tra dành cho nhà kinh doanh.

Đối với những sản phẩm có tính đồng nhất cao, trước thách thức của đối thủ, nếu họ giảm giá, nhà kinh doanh phải giảm giá kịp thời để bán được hàng, không còn con đường nào khác. Như vậy sẽ dẫn đến hiện tượng, tham gia và cuộc chiến giá cả không khác nào tìm đến cái chết, mà không tham gia thì cũng chỉ có cách ngồi chờ chết.

Thay vào đó, bạn nên áp dụng một số chiến lược cạnh tranh khác để tìm con đường riêng cho chính mình. Ví dụ, bạn có thể thực hiện chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, đưa ra cho khách hàng những sản phẩm khác biệt, nêu bật lợi thế của sản phẩm bên doanh nghiệp mình, khiến sản phẩm của đối thủ không còn cơ hội cạnh tranh trên đó.

Các nhà kinh doanh đều biết rằng, lượng nhân viên càng nhiều sẽ càng khó quản lý, đặc biệt với những người có tay nghề kỹ thuật cao và kỹ năng quản lý tốt. Có nhiều người tính cách nóng nảy lại khó tính. Vì lợi ích kinh doanh, bạn phải học cách chịu đựng và nhẫn nhịn nhân viên.

Tuy nhiên điều quan trọng hơn cả bạn vẫn phải tiến hành mở ra những khóa đào tạo và hướng dẫn cho nhân viên, gợi sự đồng cảm, tinh thần trách nhiệm của họ.

Bạn cần chú ý, đừng chỉ nói không với nhân viên rằng: bạn phải làm cái gì, bạn phải hoàn thành bao nhiêu nhiệm vụ, bạn phải làm thế kia... Nếu làm theo cách này, đa phần nhân viên của bạn sẽ phản kháng và không nghe theo.

Nếu đổi theo cách khác, bạn có thể kết nối với nhân viên bằng những câu hỏi han như: gia đình bạn năm nay định làm gì? Cần mua thứ gì? Chi phí tiêu dùng hàng ngày là bao nhiêu? Đã dự định kết hôn, mua nhà mua xe chưa?

Quan tâm hỏi han nhiều đến vấn đề này, bạn sẽ khiến họ phải tự động tính ra số tiền và cần phải làm gì để đáp ứng những yêu cầu đó. Thông qua đó, họ có thể sẽ tự giác hơn trong việc hoàn thành những nhiệm vụ và trách nhiệm của mình để đạt được số tiền đó.

Học cách chịu đựng nỗi buồn vì không có nhiều thời gian dành cho gia đình

Trong chuyện làm ăn, đôi khi tâm sự với gia đình sẽ khó nhận được sự thấu hiểu và đồng quan điểm. Bạn sẽ có ít thời gian quan tâm đến bố mẹ, vợ con; bạn phải dành thời gian gặp gỡ đối tác, làm việc tăng ca tại công ty nhiều hơn. Đồng thời đôi khi vì chuyện thua lỗ của công ty hoặc kết quả không như mong muốn dễ khiến bạn cáu gắt với những người xung quanh. Và tình cảm đương nhiên khó có thể bền chặt và vui vẻ được. Bạn phải học cách chấp nhận nỗi buồn ấy, cân bằng giữa công việc và tình cảm. Chỉ có như vậy mới giúp bạn giữ vững tinh thần và tâm lý đấu tranh trên thương trường.

Theo Doanh nghiệp và tiếp thị


Chủ tịch Clever Group: Tôi khởi nghiệp nhiều, thất bại cũng nhiều nhưng thất bại không bao giờ “khoe” lên MXH